Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách bạn các cách trị phong thấp tại nhà

Ngày 17/01/2023
Kích thước chữ

Phong thấp là tình trạng gây sưng tấy, đau nhức và cứng khớp, làm quá trình vận động trở nên khó khăn hơn. Căn bệnh mãn tính này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 40-60, nếu không được kiểm soát đúng cách, xương khớp của bệnh nhân có thể dần dần hủy hoại, gây biến dạng khớp hay thậm chí là liệt chi.

Phong thấp (hay viêm khớp dạng thấp) gây cản trở trong việc sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh điều trị chuyên khoa, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa phong thấp tại nhà dưới đây để làm giảm cơn đau.

Dùng muối chữa phong thấp tại nhà

Muối là loại nguyên liệu có tính sát khuẩn cao, có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, đảm bảo cho các hệ cơ quan trong cơ thể được hoạt động hiệu quả, trong đó phải kể đến hệ xương khớp. Để chữa phong thấp tại nhà bằng muối, bạn có thể thực hiện dựa trên 2 cách sau:

Ngâm chân bằng nước muối

Chuẩn bị một thau nước ấm tầm 50 độ, cho vào đó 2 thìa muối, khấy đều cho đến khi muối tan hết, sau đó dùng nước muối để ngâm chân trước khi đi ngủ. Phương pháp này sẽ kích thích huyệt đạo ở bàn chân, giúp cơ thể ấm lên, tăng lưu thông máu tới những vị trí xương khớp bị tổn thương, đồng thời giúp bạn ngủ ngon hơn.

Mách bạn các cách trị phong thấp tại nhà 1

Ngâm chân bằng nước muối trước khi ngủ để giảm đau

Chườm muối

Rang một chén muối rồi bọc muối nóng vào một miếng vải. Chườm túi vải này vào vùng xương khớp bị phong thấp sẽ góp phần làm giảm những cơn đau do viêm khớp gây ra.

Trị phong thấp bằng các thảo dược tự nhiên

Với các nguyên liệu quen thuộc từ tự nhiên bạn cũng có thể cải thiện tình trạng phong thấp ngay tại nhà.

Cây chìa vôi

Nấu nước cùng 20g dây chìa vôi, 15g cành dâu, 10g lan hòe và 10g quế chi rồi dùng nước thảo dược này để uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này sẽ làm giảm tình trạng đau nhức khớp và tăng tuần hoàn máu.

Lá lốt

Lá lốt là vị thuốc thường được dùng để trị phong thấp trong Đông y. Theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa hoạt chất Ancaloit có khả năng kháng viêm, giảm cơn đau nhức cho bệnh nhân bị phong thấp.

Cách thực hiện: Sắc 30g lá lốt tươi cùng khoảng 2 chắc nước. Chia phần nước đã sắc thành 2 nửa uống vào buổi sáng và chiều.

Mách bạn các cách trị phong thấp tại nhà 2

Lá lốt là vị thuốc thường được dùng để trị phong thấp trong Đông y

Gừng

Gừng không những giúp kháng viêm mà còn đem lại công dụng giữ ấm các khớp nên sẽ giúp bệnh nhân phong thấp đỡ đau nhức xương khớp hơn khi trời trở lạnh. Với gừng, bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách như sau:

  • Cho vài lát gừng vào hãm cùng nước sôi để uống hằng ngày.
  • Giã nát 1 củ gừng, nấu cùng 2 lít nước rồi cho thêm ít muối để ngâm tay chân trước khi đi ngủ.
  • Ngâm rượu gừng với tỷ lệ 3kg gừng: 2l rượu nếp. Khoảng 1 tháng sau lấy rượu ra để xoa bóp ở những vị trí bị phong thấp, thực hiện 2 lần mỗi ngày.

Giảm phong thấp bằng liệu pháp nhiệt

Chườm nóng và chườm lạnh là 2 liệu pháp nhiệt được thường xuyên sử dụng để giảm các cơn đau do phong thấp.

Chườm nóng

Nhiệt độ cao sẽ giúp các gân cơ, dây chằng được co giãn, tăng lưu lượng máu đến những khớp xương bị viêm, giảm kích thích đến dây thần kinh nên người bệnh sẽ bớt đi cảm giác đau nhức. Bạn có thể dùng khăn nóng, chai nước nóng hoặc túi đựng nước để chườm lên vị trí phong thấp. Nhiệt độ chườm từ 40-60 độ, thời gian chườm khoảng 20-30 phút để tránh bị bỏng da.

Chườm lạnh

Bên cạnh chườm nóng thì chườm lạnh cũng đem lại hiệu quả giảm đau phong thấp. Nhiệt độ thấp làm hạ thân nhiệt, giảm sưng huyết tại vùng khớp bị tổn thương. Khi cơn đau phong thấp xuất hiện, bạn hãy dùng một túi đá lạnh hoặc khăn thấm nước lạnh để chườm vào vị trí bị đau, khoảng 20 phút sau thì cơn đau sẽ giảm dần.

Mách bạn các cách trị phong thấp tại nhà 3

Chườm lạnh đem lại hiệu quả giảm đau do phong thấp

Xoa bóp bấm huyệt chữa phong thấp

Khi bị đau do phong thấp, bạn có thể giảm nhanh cơn đau bằng cách thoa dầu nóng vào vị trí đau nhức và dùng tay xoa bóp. Dầu nóng Medicated Hong Kong Zung Seon được điều chế từ tinh dầu bạc hà, đinh hương, long não, oải hương, dầu Metyla Salitylat… đem lại khả năng hỗ trợ điều trị phong thấp, nhức mỏi rất hiệu quả.

Ngoài ra, day ấn huyệt cũng là phương pháp trị phong thấp được ứng dụng phổ biến. Các thầy thuốc sẽ dùng lực của ngón tay nhấn vào các huyệt đạo để đả thông mạch máu, tăng tuần hoàn máu và làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, cách điều trị đòi hỏi độ chính xác cao nên nếu không có kinh nghiệm thì bạn không nên tự thực hiện tại nhà.

Mách bạn các cách trị phong thấp tại nhà 4

Dùng dầu nóng Medicated Hong Kong Zung Seon rất tốt để xoa bóp

Thực hiện các bộ môn vận động đơn giản để giảm phong thấp

Các bài tập thể dục thể thao đem lại rất nhiều công dụng cho xương khớp, nhất là với bệnh nhân phong thấp. Thực hiện đều đặn các bài tập này với cường độ hợp lý thì tình trạng phong thấp sẽ được cải thiện đáng kể.

  • Đi bộ: Đi bộ nhẹ nhàng giúp duy trì sự linh hoạt, dẻo dai của các khớp, làm ấm cơ thể, tăng tuần hoàn máu đến vị trí bị phong thấp.
  • Yoga: Liệu pháp yoga hỗ trợ thư giãn thần kinh, giảm đau nhức xương khớp, tăng sự linh hoạt cho cơ thể.
  • Thái cực quyền: Những bài tập của bộ môn này sẽ giúp giảm xơ cứng khớp, rất thích hợp với người cao tuổi.
  • Bơi lội: Bơi lội sẽ tác động đến hầu hết các khớp xương, tăng sức mạnh cơ bắp, giảm áp lực ở dây chằng nên hỗ trợ điều trị phong thấp rất hiệu quả.

Các cách chữa phong thấp tại nhà đem lại hiệu quả cho người bệnh nhưng chúng chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Khi có các dấu hiệu của bệnh phong thấp, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị đúng cách.

Hoàng Trang

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin