Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách bạn cách sơ cứu chó cắn tại nhà và phòng tránh chó nhà tấn công

Ngày 24/04/2022
Kích thước chữ

Khi bị chó cắn, điều cần làm là áp dụng những cách sơ cứu chó cắn tại nhà đúng cách và nhanh chóng, sau đó đến bác sĩ thăm khám. Tùy vào vết thương và tình trạng của con chó mà bác sĩ sẽ quyết định có cần tiêm ngừa dại và uốn ván hay không.

Chó nhà là một loài động vật vô cùng thân thiện, nhưng trong một số trường hợp trêu đùa quá trớn, hàm răng sắc nhọn của chúng có thể làm bạn bị thương. Trong một số trường hợp vết cắn của chúng có thể gây đau đớn và tổn thương lớn cho cơ thể, vì thế bạn nên tìm hiểu những cách sơ cứu chó cắn tại nhà để phòng trường hợp bất khả kháng.

Những cách sơ cứu chó cắn tại nhà

Mách bạn cách sơ cứu tại nhà khi bị chó cắn 1 Những cách sơ cứu chó cắn tại nhà

Rửa vết thương: Việc quan trọng nhất khi sơ cứu chó cắn tại nhà là làm sạch vết thương, loại bỏ máu, bụi bẩn và da rách. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Những nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết virus gây bệnh dại sẽ bị bất hoạt nhanh chóng khi tiếp xúc với xà phòng. Vì thế đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh dại khi bị chó cắn. Hãy rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh làm tổn thương nặng hơn.

Làm chậm máu bằng vải sạch: Với những vết thương chảy nhiều máu, trước hết bạn nên cầm máu bằng một miếng vải sạch ép trực tiếp lên vết thương 3-5 phút. Sau khi vết thương đã ngưng chảy máu, bạn dùng bông và nước để rửa vết thương sạch sẽ. Sau đó đổ một lượng nhỏ loại thuốc sát trùng như cồn hoặc nước oxy già lên vết thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi sơ cứu chó cắn tại nhà xong thì bạn nên băng vết thương bằng băng vô trùng, bôi thêm kem kháng sinh không kê đơn nếu bạn có. Không nên băng quá chặt vì sẽ làm cản trở lưu thông máu. Chỉ băng hờ và cố gắng nâng cao vùng bị thương để tránh vết thương tiếp tục chảy máu.

Với vết thương nặng và chảy quá nhiều máu, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn, cố gắng ấn mạnh cho đến khi được bác sĩ thăm khám.

Mách bạn cách sơ cứu tại nhà khi bị chó cắn 2 Sát trùng vết thương chó cắn bằng oxi già

Những cách sơ cứu chó cắn tại nhà không nên áp dụng

Tuyệt đối không áp dụng garo nếu không cần thiết

Trong trường hợp vết cắn của bạn do những loài chó vô cùng hung dữ như Pit Bull, Rottweiler, chó chăn cừu Đức… khiến vết thương vô cùng nghiêm trọng, bạn có thể nghĩ đến việc garo vết thương. 

Garo là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Phương pháp này giúp cầm máu ngay lập tức nhưng việc này có thể dẫn tới cắt cụt phần chi ở dưới garô. Vì thế trong những trường hợp khẩn cấp khi phần bị chó cắn gần bị đứt gần lìa, hoặc bị tổn thương quá nhiều khiến máu chảy ồ ạt, và đã áp dụng những phương pháp cầm máu khác nhưng không có tác dụng. 

Còn với những vết thương thông thường có thể cầm máu và chữa trị được thì bạn tuyệt đối không sử dụng phương pháp này.

Trích, rạch, đâm, chọc tại nơi bị chó cắn

Những biện pháp này không có công dụng tiêu diệt virus gây bệnh dại, chúng chỉ khiến vết thương bị tổn thương nhiều hơn. Gây nguy cơ ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh và khiến vết thương nhiễm trùng nặng thêm.

Sơ cứu chó cắn tại nhà bằng phương pháp dân gian

Khi bị chó cắn, nếu vết thương nặng, chảy nhiều máu thì bạn nên sơ cứu chó cắn tại nhà nhanh chóng sau đó đến bác sĩ để được thăm khám. Tuyệt đối không đắp thuốc lá, uống thuốc dân gian vì những biện pháp này chưa được kiểm chứng và có thể có thể gây hại cho cơ thể nạn nhân.

Quá tức giận dẫn đến đánh đập hoặc giết chết con chó

Nếu bạn bị chó nhà cắn và chúng chưa được tiêm vắc xin thì bạn cần đến cơ thể y tế để thăm khám và kiểm tra ngay. Không nên vì quá tức giận mà làm tổn thương con chó. Điều cần thiết là nên theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng trong vòng 15 ngày đến 1 tháng.

Trong thời gian này nếu bạn thấy chó tiết nhiều nước bọt, ăn những thứ khác thường, sợ ánh sáng và âm thanh thì bạn nên đi chích ngừa ngay đây là dấu hiệu chó mắc bệnh dại.

Nếu chó đã được tiêm phòng dại hoặc vết thương nhẹ thì bạn có thể theo dõi thêm, chưa cần phải chích ngừa ngay.

Những cách phòng tránh chó nhà tấn công 

Mách bạn cách sơ cứu tại nhà khi bị chó cắn 3 Dặn trẻ cẩn thận khi chơi đùa với chó

Tiêm phòng đầy đủ cho chó nuôi trong nhà và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Dặn trẻ không nên đùa nghịch, trêu chọc chó mèo quá trớn như nắm đuôi chúng kéo, đánh vào miệng… 

Không lại gần những con chó mới đẻ hoặc trêu chọc con của chúng, vì bản năng bảo vệ con sẽ khiến chúng trở nên hung dữ và có thể tấn công bạn.

Khi chó đang cắn lộn hoặc đang có biểu hiện giận dữ, bạn nên dùng cây để can thiệp. Không nên bổ nhào vào chúng vì khi chúng tức giận có thể không nhận ra chủ nhân của mình khiến bạn cũng bị tấn công lây.

Bài viết giới thiệu những cách sơ cứu chó cắn tại nhà. Trẻ em là đối tượng hay bị chó nhà cắn hoặc cào, nên bạn hãy ghi lại những cách sơ cứu sau nhé.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin