Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách mẹ cách sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ

Ngày 02/06/2022
Kích thước chữ

Việc dùng thuốc hạ sốt đúng cách sẽ giúp các bé hạ sốt hiệu quả và nhanh chóng hơn. Tìm hiểu ngay cách sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc hạ sốt paracetamol khác nhau để có thể phù hợp cho từng đối tượng đặc biệt. Vì vậy, muốn dùng thuốc một cách hiệu quả ta cần có kiến thức về cách sử dụng thuốc, nhất là khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Vì vậy, trong bài viết này, sẽ chia sẻ đến các bạn đặc biệt là các bậc phụ huynh về kiến thức về cách sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ em.

Một số dạng thuốc paracetamol

Phần lớn bác sĩ nhi khoa kê thuốc hạ sốt cho trẻ là loại Paracetamol đơn thuần. Các dạng thuốc Paracetamol có trên thị trường hiện nay:

  • Dạng gói bột: Dạng này thường có hương thơm của các loại trái cây như cam, dâu, chanh...có vị ngọt rất hợp với sở thích của trẻ, sử dụng rất tiện lợi, khi trẻ sốt be mẹ chỉ cần pha thuốc với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống. Hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất Paracetamol sẽ dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khoảng 15 phút – 30 phút. Dạng gói thường được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Ba mẹ có thể lựa chọn hàm lượng tùy thuộc vào cân nặng của trẻ.
  • Dạng sirô: Dạng này khá dễ sử dụng cho trẻ, hàm lượng thông dụng là Paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Dạng siro có nhiều mùi vị khác nhau, giúp trẻ uống dễ dàng hơn và hiệu quả hạ sốt cũng tương tự như loại hạ sốt dạng gói bột.
  • Dạng viên đạn (viên hạ sốt đặt vào hậu môn): Loại này thường được dùng trong trường hợp trẻ sốt kèm theo nôn nhiều nên không uống thuốc được, sốt cao co giật hay khi trẻ ngủ bố mẹ không muốn đánh thức trẻ. Dạng này được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80mg (dành cho trẻ 4-6kg), 150mg (dành cho trẻ 7-12kg) và 300mg (dùng cho trẻ từ 13 -24kg).
Dạng viên đạn (viên hạ sốt đặt vào hậu môn). Dạng viên đạn (viên hạ sốt đặt vào hậu môn)

Lưu ý dạng tá dược qua đường hậu môn này thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống khoảng 15 – 20 phút. Nếu nhà có trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi thì ba mẹ nên dự trữ loại thuốc này trong tủ lạnh, đề phòng trẻ sốt cao và co giật.

Liều dùng và cách dùng paracetamol cho trẻ em

Các chuyên gia khuyến cáo rằng việc dựa vào trọng lượng cơ thể của các bé để chọn liều lượng thuốc là phương pháp thích hợp và chính xác nhất. Nếu trường hợp không rõ cân nặng hiện tại của bé hoặc để thuận tiện trong việc dùng thuốc tại nhà, cha mẹ có thể tham khảo liều lượng được khuyến cáo như sau:

Paracetamol đường uống

Liều dùng Paracetamol đường uống được khuyến cáo: 10 - 15 mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần. Các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên dùng Paracetamol quá 5 lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24h.

Ba mẹ nên đo liều thuốc Paracetamol dạng lỏng bằng muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Ba mẹ nên lắc đều chất lỏng trước mỗi lần cho bé uống và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Còn đối với các bé trên 6 tuổi thì ba mẹ có thể dùng  viên sủi Bivinadol. Viên sủi hạ sốt Bivinadol là sản phẩm của Công ty TNHH BRV Healthcare có thành phần chính là Paracetamol có tác dụng hạ sốt, điều trị các chứng đau cấp tính và mạn tính như: Nhức đầu, đau bụng kinh, đau thần kinh, đau răng, đau khớp và đau cơ cho cả người lớn và trẻ em. Bivinadol khó chia liều cho trẻ nhỏ vì thế thường được kê đơn dùng dạng sủi cho trẻ nhỏ.

Liều lượng và cách dùng:

  • Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt nhiều hơn 38,5 độ C.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 1 viên, mỗi 4 – 6 giờ tùy theo tuổi (tối đa 4 lần/ngày khi cần).
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 – 2 viên, mỗi 4 – 6 giờ (tối đa 4g/ngày).
Viên sủi hạ sốt Bivinadol. Viên sủi hạ sốt Bivinadol
  • Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg Paracetamol cho 1 kg thể trọng của trẻ. (Ví dụ trẻ nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa). Nếu tự ý dùng quá liều dùng sẽ gây hại cho gan của trẻ, còn ít hơn thì không thể có tác dụng hạ được sốt.
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho các bé cần cách nhau từ 4-6 tiếng, sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm mà phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân của trẻ.
  • Không dùng thuốc nhiều hơn 10 ngày cho người lớn và 5 ngày cho trẻ em mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Paracetamol đặt hậu môn

Liều dùng Paracetamol dạng viên đặt hậu môn là khoảng 10-20 mg/kg/liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không dùng quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ. Thuốc sau khi được đặt vào hậu môn sẽ được hấp thu vào cơ thể và có tác dụng hạ sốt nhanh cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ không nên nghĩ rằng viên đặt chỉ ở hậu môn, liều lượng không đáng kể mà không tính vào tổng lượng thuốc cho bé đã dùng trong ngày, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quá liều, cực kỳ nguy hiểm. Liều lượng được khuyến cáo dành cho Paracetamol dạng đặt hậu môn như sau:

Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: 80 mg/6 giờ, tối đa 320 mg/ngày.

Trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi: 80 mg/4 – 6 giờ; tối đa 400 mg/ngày.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: 120 mg/ 4 – 6 giờ; tối đa 600 mg/ngày.

Trẻ 6 – 12 tuổi: 325 mg/4 – 6 giờ; tối đa 1625 mg/ngày.

Trẻ > 12 tuổi: 650 mg/4 – 6 giờ; tối đa 3900 mg/ngày.

Cha mẹ cũng cần chú ý rằng:

  • Không được cho trẻ uống viên đặt hậu môn.
  • Ba mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ, tốt nhất khi cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc.
  • Ba mẹ cần đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng rồi nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước.
  • Sau đó khép và giữ 2 nếp mông của trẻ khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong 10 phút để tránh trường hợp viên thuốc rơi ra ngoài.
  • Nếu viên thuốc bị mềm, cha mẹ có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại để có thể đút vào hậu môn của bé dễ dàng hơn.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em

  • Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Liều lượng thuốc hạ sốt cần được tính toán trên cân nặng thực tế của trẻ, chứ không nên theo tuổi. Sử dụng đúng liều cho trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho bé.
  • Cần tuân thủ khoảng cách thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để tránh tình trạng quá liều, có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em.
  • Bố mẹ phải kiểm tra hạn sử dụng của thuốc hạ sốt trước khi dùng.
  • Dù là dạng thuốc viên đặt, siro hay dạng gói bột thì thành phần thuốc cũng như nhau, nếu dùng cả 2 dạng thuốc khác nhau thì cũng cần tuân thủ thời gian giữa 2 lần sử dụng. Ví dụ như nếu cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng gói bột, thì phải chờ tối thiểu 4 giờ nếu muốn sử dụng dạng viên đặt hậu môn và dùng thuốc tối đa 4 lần/ ngày đối với Paracetamol.

Phụ huynh nên chú ý cách sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ làm sao cho an toàn và hiệu quả, tránh những tác dụng nguy hiểm đối với trẻ. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ đã có thêm cho mình nhiều kiến thức về thuốc hạ sốt để có thể bảo vệ sức khỏe con mình một cách tốt nhất!

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cách hạ sốt