Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân và dấu hiệu của tình trạng nổi mề đay khi mang thai

Ngày 22/05/2022
Kích thước chữ

Mề đay khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị. Vì vậy, bà bầu cần hiểu rõ các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh để điều trị đúng cách cho cả mẹ và bé.

Mang thai là khoảng thời gian bà bầu trải qua rất nhiều thay đổi. Các bệnh ngoài da thường gặp như rôm sảy, rạn da, viêm da cơ địa…, khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu. Đặc biệt nổi mề đay, mẩn ngứa là một số bệnh ngoài da thường gặp ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, để không chỉ có hướng điều trị phù hợp mà còn bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt hơn.

Nổi mề đay, mẩn ngứa là một số bệnh ngoài da thường gặp ở phụ nữ mang thai Nổi mề đay, mẩn ngứa là bệnh ngoài da thường gặp ở phụ nữ mang thai

Nổi mề đay khi mang thai là gì?

Nổi mề đay khi mang thai là sự xuất hiện và phát triển của những nốt sần trên da khi cơ thể phản ứng với một số loại thuốc. Nói một cách dễ hiểu, nổi mề đay khi mang thai là một bệnh dị ứng ngoài da. Nó thường được tìm thấy nhất ở vùng rốn, bụng hoặc vùng xung quanh như lưng, đùi, mông hoặc cánh tay. Giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ là thời điểm bà bầu dễ bị mề đay nhất.

Nổi mề đay khi mang thai có triệu chứng gì?

Nổi mề đay ở những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ thường kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu phổ biến mà phụ nữ mang thai đặc biệt cần lưu ý bao gồm:

  • Phát ban đỏ, hồng trên da. Trong một số trường hợp, xuất hiện nốt mẩn đỏ màu trắng nhạt. Các nốt phát ban này có kích thước khác nhau, lúc đầu có thể xuất hiện ở một vị trí, sau đó lan ra khắp cơ thể.
  • Mề đay kèm theo ngứa dữ dội, bỏng da và đau. Cường độ cơn đau tăng dần về đêm và tối.
  • Vết phát ban nổi mẩn rất đa dạng và không đồng nhất.
  • Trong một số trường hợp nhẹ, thai phụ có thể bị sưng môi, mí, mắt….
  • Ngoài ra, nổi mề đay khi mang thai còn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt, đau họng, nhức đầu, khó thở, ra khí hư…

Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố lúc mang bầu

Đầu tiên là sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Đây là thời kỳ thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, nồng độ progesterone và estrogen không ổn định, có lúc tăng lúc giảm. Nó làm tăng kích thích tế bào hắc tố cũng như proopiomelanocortin, khiến các nốt đỏ xuất hiện trên da, đầu tiên là ở bụng.

Trên thực tế, đối với phụ nữ, sự thay đổi nội tiết tố này có thể kiểm soát được trong độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng trong thời kỳ mang thai điều đó rất khó khăn.

Tác dụng phụ của thuốc gây nổi mề đay khi mang thai

Đôi khi nổi mề đay ở phụ nữ mang thai là do tác dụng phụ của thuốc. Hầu hết phụ nữ mang thai không dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh có cơ chế tác dụng mạnh. Điều này tránh ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện các bộ phận chức năng của thai nhi.

Đôi khi nổi mề đay ở phụ nữ mang thai là do tác dụng phụ của thuốc Đôi khi nổi mề đay ở phụ nữ mang thai là do tác dụng phụ của thuốc

Nhưng thay vào đó, phụ nữ mang thai lại sử dụng một lượng lớn các chất bổ sung, chẳng hạn như canxi, sắt hoặc tiêm vắc xin. Đây cũng trở thành những yếu tố dẫn đến tình trạng nổi mề đay bất thường ở phụ nữ mang thai.

Nổi mề đay khi mang thai do dị ứng với động vật

Động vật có khả năng gây dị ứng cho người. Nếu chúng ta tiếp xúc với những chất gây dị ứng này, chúng ta sẽ bị nổi mề đay. Tất nhiên, không loại trừ phụ nữ mang thai. Khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sức đề kháng cũng suy giảm. Lúc này phụ nữ mang thai chỉ cần tiếp xúc với lông động vật, khói bụi, phấn hoa, hóa chất thì cơ thể cũng rất dễ bị dị ứng, ngay lập tức mẩn đỏ, ngứa, rát trên da. Đây là một triệu chứng của bệnh nổi mề đay.

Nổi mề đay khi mang thai do dị ứng thức ăn

Dị ứng thực phẩm không phải là điều xa lạ. Hầu hết những người bị dị ứng thực phẩm đều bị ngứa, phát ban và nổi mề đay. Thực phẩm không phù hợp thai phụ sử dụng có thể gây dị ứng trong vòng vài giờ.

Những nhóm thực phẩm mà mọi người hay bị dị ứng nhất là: Hạnh nhân, tôm, cua, mực, bạch tuộc, sứa, đậu phộng… Vì vậy, khi ăn thai phụ nhớ kiểm tra kỹ xem có bị dị ứng không nhé.

Một số nguyên nhân khác như: Côn trùng đốt, sức khỏe không tốt, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, môi trường sống, suy giảm chức năng gan…, cũng trở thành nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai.

Nổi mề đay lúc mang thai có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, đừng liều lĩnh để các triệu chứng nổi mề đay tự biến mất. Thay vào đó, điều trị thích hợp nên được tiến hành. Hậu quả của việc chủ quan với việc nổi mề đay khi mang thai có thể khá nghiêm trọng.

  • Bị nổi mề đay, ngứa toàn thân, đau rát khiến phụ nữ mang thai mất ngủ, suy nhược cơ thể, đầu óc kém tỉnh táo gây căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nổi mề đay gây tổn thương da dẫn đến vàng da hoặc nhiễm trùng da.
  • Mề đay cấp tính và mãn tính đều có thể gây phù mạch, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phụ nữ mang thai bị nổi mề đay cũng đối mặt với nguy cơ sinh non. Mặc dù tỷ lệ xảy ra kết quả này là rất thấp, nhưng đó vẫn là điều cần được quan tâm.
Phụ nữ mang thai bị nổi mề đay cũng đối mặt với nguy cơ sinh non Phụ nữ mang thai bị nổi mề đay cũng đối mặt với nguy cơ sinh non

Ảnh hưởng tới thai nhi

Thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, ví dụ như bị bệnh về mắt, đục thủy tinh thể, hở hàm ếch. Một số trẻ sinh ra đã mắc bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu não và dị dạng huyết quản, phổ biến hơn nữa là trẻ em bị bệnh mề đay bẩm sinh.

Như vậy, nổi mề đay khi mang thai không chỉ nguy hiểm cho mẹ. Căn bệnh này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thai nhi. Phụ nữ khi bị nổi mề đay trong giai đoạn này cần phải có giải pháp chữa trị hiệu quả.

Cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và dễ bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Đặc biệt, việc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé nên cần hết sức thận trọng. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt tại bệnh viện uy tín.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin