Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không quá khó để chúng ta hiểu hết về loại máy đo huyết áp bằng tay hay còn gọi là máy đo huyết áp cơ. Mặc dù thiết bị đo huyết áp này được ưa chuộng trong các bệnh viện, trung tâm y tế nhưng vẫn khó khăn cho cá nhân khi sử dụng phổ biến tại gia. Những câu hỏi thường gặp nếu bạn muốn sử dụng loại máy đo huyết áp này sẽ được giải đáp ngay sau đây thôi!
Bệnh tăng huyết áp hay cao huyết áp đã trở nên khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam do tuổi thọ ngày càng cao nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường và thói quen ăn mặn, ăn đồ ngâm muối. Bệnh cao huyết áp sẽ âm thầm tiến triển trong nhiều năm, người bệnh sẽ không phát hiện ra triệu chứng bệnh mà vẫn liên tục gây tổn thương mạch máu, cơ quan, nhất là não, tim, mắt và thận... và vì thế nó có có tên là "kẻ giết người thầm lặng".
Việc phát hiện ra bệnh sớm vô cùng quan trọng, theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp bạn nhận thấy sự thay đổi bất thường trong huyết áp. Để kiểm soát vấn đề về huyết áp, bạn có thể sử dụng 2 loại máy đo là: máy đo huyết áp điện tử hay máy đo huyết áp bằng tay (máy đo huyết áp cơ). So với máy đo huyết áp điện tử, máy đo huyết áp bằng tay có giá thành rẻ hơn, bền bỉ, chịu được sự va đập và cho kết quả chính xác cao hơn.
Các bộ phận của máy đo huyết áp bằng tay (máy đo huyết áp cơ) gồm: Tai nghe mạch đập có độ khuyếch đại âm thanh lớn giúp người đo nghe rõ mạch đập khi đo huyết áp. Vòng bít để quấn vào tay và đo huyết áp. Đồng hồ báo số đo huyết áp khi đo và đồng hồ này được nối với vòng bít. Quả bong bóng cao su có tác dụng bơm hơi vào vòng bít thông qua hệ thống ống dẫn.
- Bạn nên đo huyết áp ở cùng những thời điểm giống nhau trong ngày, trong cùng điều kiện yên tĩnh và thoải mái tinh thần, ví dụ kiểm tra đo huyết áp sau bữa ăn tối mỗi ngày.
- Ngồi thẳng hoặc tựa lưng ghế trong môi trường yên tĩnh khi đo. Chân phải để lên sàn, không vắt chéo chân.
- Không ăn, không hút thuốc hoặc hoạt động mạnh, tập luyện trước khi đo.
- Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo.
- Không được di chuyển.
- Không được cử động tay đang đo.
- Thở bình thường và không nói chuyện, không cười giỡn, không ăn uống.
- Quấn vòng bít quanh bắp tay người bệnh rồi gài lại (phía trên khủy tay khoảng 2-3 cm). Vòng bít được gắn đảm bảo thoải mái, vừa vặn mà không quá chật.
- Khóa van hơi (núm sắt trên quả bóp) bằng cách vặn núm sắt theo chiều kim đồng hồ, vặn 1, 2 vòng… chú ý vặn vừa tay.
- Đặt núm nghe trên mạch máu của cánh tay người bệnh (dưới vòng bít). Đưa tai nghe vào tai ta.
- Bóp liên tục quả bóng cao su để lấy hơi, khi đó hơi được lấy từ ngoài vào quả bóp. Hơi từ quả bóp được bơm lên vòng bít làm cho kim đồng quay từ mốc 0mmHg tăng dần lên 10mmHg, 20mmHg...
- Ta tiến hành xả van hơi sau khi đã thực hiện quá trình bóp hơi (núm sắt ở quả bóp) vặn núm sắt ngược chiều kim đồng hồ khoảng 1/4 vòng núm sắt sao cho kim quay với tấc độ 3mmHg/giây khi xả hơi là được.
- Bây giờ mắt ta chú ý nhìn kim đồng hồ, tai ta chú y nghe nhịp mạch đập thông qua 2 ống nghe. Mắt ta nhìn thấy kim đồng hồ chỉ đến số bao nhiêu, đây là số đo huyết áp tối đa (huyết áp tâm trương) lúc ta nghe được tiếng mạch đầu tiên đập. Vi dụ trên là lúc kim chỉ mốc 180mmHg là lúc tai nghe được tiếng mạch đập đầu tiên.
- Kim đồng hồ tiếp tục chạy về mốc 0mmHg, ta vẫn nghe được các tiếng mạch đập nhỏ dần của người bệnh thông qua tai nghe. Khi ta nghe được tiếng mạch đập cuối cùng nhỏ nhất và nhìn vào kim chỉ số đo huyết áp bao nhiêu, đây là số đo huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm thu). Vi dụ trên là lúc kim chỉ mốc 90mmHg là lúc tai nghe được tiếng mạch đập cuối cùng.
- Ghi lại kết quả đo huyết áp sau khi sử dụng máy đo huyết áp bằng tay cho người bệnh.
Tốt nhất bạn chỉ nên đo huyết áp 1-2 lần trong ngày và phải cùng khoảng thời gian giữa các ngày. Bạn có thể đo vào buổi sáng sau khi thức dậy hay buổi tối sau khi ăn nhẹ khoảng 1 giờ. Tránh đo quá nhiều lần trong ngày vì khoảng dao động huyết áp trong ngày là khá lớn.
Huyết áp tuy thay đổi nhưng sẽ dao động trong khoảng trung bình tuỳ thuộc vào thể trạng tâm sinh lý. Nên đo huyết áp ở trạng thái nghỉ ngơi vài lần trong một tuần, bạn sẽ xác định được huyết ap trung bình của mình.
Tăng huyết áp được thế giới xem là "Kẻ giết người thầm lặng", vì thế trong giai đoạn đầu tăng huyết áp thường khó nhận biết vì bệnh không biểu hiện ra bên ngoài. Bạn cần hết sức chú ý đến chỉ số huyết áp của mình, đặc biệt khi chỉ số cao hơn bình thường.
Nếu bạn muốn đo liên tục, bạn nên đợi ít nhất 5 phút trước khi tiếp tục đo lần nữa. Xả áp suất vòng bít trong khi chờ đợi để không ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu.
Bạn nên chú ý đặt vòng bít cổ tay ngang bằng với tim trong suốt quá trình đo. Nếu bạn đặt vòng bít cao hơn vị trí của tim 10cm, chỉ số huyết áp sẽ thấp đi 10mmHg trong khi nếu bạn để vòng bít thấp hơn vị trí của tim khoảng 10cm thì chỉ số huyết áp sẽ cao hơn 10mmHg so với bình thường.
Các bệnh nhân bị cao huyết áp nên hiểu rằng việc thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà là rất quan trọng, vì những kết quả đo này sẽ là những thông tin giá trị giúp bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả. Bạn nên ghi lại những kết quả huyết áp vào một quyển sách theo dõi và nên ghi thêm những triệu chứng bạn cảm thấy ở cột kế bên như: không khỏe, choáng váng, không ngủ được, quên uống thuốc và những triệu chứng thể chất và tinh thần khác thường. Nên chú ý đo huyết áp vào cùng những thời điểm trong ngày như buổi sáng hoặc tối với cùng một bắp tay hoặc cổ tay. Bạn không nên uống chất có cồn, chất kích thích hoặc hút thuốc lá trước khi đo huyết áp. Cuối cùng, bạn nên mang máy huyết áp bằng tay của mình đến trung tâm bảo trì của của hãng hoặc nhà phân phối để kiểm tra (mỗi 2 năm).
Nhân Tâm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.