Với tình trạng sức khoẻ ngày càng đi xuống, nhất là khi bệnh cao huyết áp hoành hành thì mỗi người cần sắm ngay cho bản thân và gia đình một thiết bị đo huyết áp để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm trên. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo huyết áp với phân khúc khác nhau, cụ thể nhất là máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp điện tử. Đối với máy đo huyết áp điện tử, thật dễ dàng để ta sử dụng nhưng đối với máy đo huyết áp cơ, việc này có vẻ khó khăn hơn. Nào chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về máy đo huyết áp cơ và cách sử dụng máy đo huyết áp cơ để trang bị cho mình lượng kiến thức tuyệt vời, vừa giúp ích cho bản thân và vừa có thể giúp đỡ những người khác nhé!
Máy đo huyết áp cơ là gì?
Nói một cách dễ hình dung nhất, máy đo huyết áp cơ là loại máy mà bạn thường thấy khi đi kiểm tra và điều trị sức khoẻ tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Loại máy này có cấu tạo chính gồm: tai nghe mạch đập, mặt đồng hồ, vòng bao tay (vòng bít) và quả bóp bóng.
Máy đo huyết áp cơ và các bộ phận thường thấy giúp đo huyết áp chính xác
Những ưu điểm khi sử dụng máy đo huyết áp cơ:
- Sản phẩm có giá thành rẻ hơn so với máy đo huyết áp điện tử, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng.
- Cho kết quả đo chính xác với độ sai số nhỏ nếu người sử dụng biết phương pháp đo đúng.
- Sản phẩm có độ bền cao, hạn chế hư hỏng khi bị va đập mạnh, không bị tác động bởi pin và các linh kiện phức tạp.
- Sản phẩm rất dễ dùng đối với những người có chuyên môn như bác sỹ, dược sỹ, sinh viên y khoa...
Những nhược điểm khi sử dụng máy đo huyết áp cơ:
- Người dùng không thể tự đo mà phải nhờ một người có hiểu biết về máy đo huyết áp cơ đo giúp.
- Cách đo máy đo huyết áp cơ hơi phức tạp với người chưa sử dụng vì phải đo bằng quả bóp.
- Máy có thể đưa ra sai số nếu người đo không quen đo, nếu như nghe sai một nhịp thì sẽ bị lệch đi 10 số. Thính lực người nghe kém cũng ảnh hưởng kết quả đo.
Máy đo huyết áp cơ thường được nhân viên y tế chuyên ngành tin tưởng sử dụng để đo huyết áp bệnh nhân
Cách sử dụng máy huyết áp cơ
Trước khi đo huyết áp:
- Nên mặc áo rộng rãi, thoáng mát để không có áp lực nào khiến dòng máu tại các mạch máu không lưu thông, ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Không dùng các sản phẩm, đồ uống có tính kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Để cơ thể yên tĩnh và nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo. Không được vận động mạnh hay tập luyện ít nhất 30 phút trước khi đo.
Tiến hành đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ:
- Ngồi thẳng hoặc nằm yên tĩnh để đo, tuy nhiên đối với bệnh nhân bị suy tĩnh mạch hay đái tháo đường thì cần đo ở tư thế đứng định kì từ 3-6 tháng.
- Quấn băng quấn tay của máy vào cánh tay (phần tay nên được để trống hoặc nếu người cần đo có mặc áo tay dài thì tay áo không nên quá chật), mép dưới của băng quấn ở trên nếp khuỷu tay từ 2.5 đến 5cm.
- Vạch dấu của vòng bít phải được đặt chính xác cùng hướng với mạch máu, vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu vì sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.
- Nhẹ nhàng quấn băng chặt vừa phải, đặt bàn tay người cần đo ở tư thế ngửa.
- Bắt đầu mắc tai nghe vào tai, loa ống nghe được đặt trên động mạch cánh tay (phần nếp khuỷu tay). Người đo huyết áp bóp bóng bơm hơi cho đến khi không còn nghe thấy tiếng đập thì bơm thêm 20-30 mmHg nữa rồi bắt đầu buông ra cho hơi xả từ từ.
- Huyết áp tối đa được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên.
- Huyết áp tối thiểu được tính khi tiếng đập cuối cùng bắt đầu mất đi.
- Người đo huyết áp cần ghi lại kết quả đo cho người nhờ đo huyết áp hoặc được đo huyết áp. Nếu muốn chắc chắn hơn về kết quả đo, bạn có thể lặp lại phép đo này sau một khoảng thời gian ít nhất 10 đến 15 phút sau khi kết thúc phép đo đầu tiên.
- Khi kết thúc đo, mở van điều chỉnh không khí để xả hết toàn bộ khí còn lại và áp lực trong túi hơi. Tháo vòng bít ra khỏi cánh tay.
Điều chỉnh tư thế đúng khi đo huyết áp giúp kết quả đo huyết áp chính xác
Lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp cơ
- Vào thời điểm xả hơi phải liên tục theo dõi kim đồng hồ để xả hơi nhằm đọc được chỉ số tâm trương và tâm thu một cách chính xác. Ngoài ra, nếu bảo quản không kỹ máy đo huyết áp cơ hay khiến máy bị va đập mạnh thì kim đồng hồ của máy dễ bị cong, độ chính xác sẽ không còn như ban đầu, do đó nên kiểm tra nếu bạn đã sử dụng máy đo huyết áp cơ lâu ngày.
- Môi trường sử dụng sản phẩm trong nhiệt độ khoảng 16 – 32 độ C. Không để máy đo huyết áp cơ trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hay những nơi nhiều bụi bẩn, ô nhiễm.
- Máy đo huyết áp cơ cần được quấn vòng bít xung quanh mặt thiết bị trước khi được cất giữ và bảo dưỡng trong hộp. Dùng cồn và một băng vải thô chà nhẹ bên trong ống để làm sạch. Thay thế filter cắm, lớp màn ngăn bên trong định kì.
- Nếu máy đo huyết áp cơ có pin và bạn có dự định không sử dụng máy trong thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi máy và giữ cho khu vực để pin sạch sẽ. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra và thay thế pin để sản phẩm có một kết quả chính xác nhất.
Nhìn chung, cách sử dụng máy đo huyết áp cơ có phức tạp hơn máy đo huyết áp điện tử nhưng nếu gia đình bạn có người đo giúp, hoặc người thân có khả năng đo tốt thì sự lựa chọn tốt nhất là nên mua máy đo huyết áp cơ để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất. Nắm vững và biết cách sử dụng máy đo huyết áp cũng sẽ giúp bạn có kết quả đo chính xác, đánh giá được tình trạng của cơ thể bản thân đồng thời giúp sức khỏe gia đình thân yêu được tốt hơn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể giúp đỡ hoặc tự tin hướng dẫn người khác nữa đấy.
Nhân Tâm