Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm gan B hay bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh lây nhiễm qua đường máu, tiếp xúc gần máu, các chất dịch cơ thể khác, quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su và có thể truyền từ mẹ sang con. Vậy trong trường hợp nào mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến con?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về bệnh viêm gan B ở phụ nữ mang thai, các trường hợp lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Những điều này sẽ giải đáp được câu hỏi “Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến con không?”. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Viêm gan B là loại viêm gan siêu vi do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra, thường gặp nhất trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức Hepatitis B Foundation, có khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới đã và đang bị nhiễm vi rút viêm gan B (nghĩa là cứ ba người thì có ghi nhận một người bị nhiễm vi rút), có gần 300 triệu người được ghi nhận mắc bệnh viêm gan B mãn tính và 30 triệu người nhiễm vi rút mới được ghi nhận hàng năm.
Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao trên thế giới, lên đến 15 – 20% dân số. Dữ liệu từ Cục Y tế dự phòng cho thấy số người mắc bệnh viêm gan B tại Việt Nam hiện nay đang ước tính khoảng 10 triệu người. Trong số này, phần đáng kể bị mắc bệnh viêm gan B mãn tính (theo thông tin từ Bộ Y tế). Tình hình trở nên nguy kịch hơn khi một số lượng lớn người mắc bệnh này không nhận ra tình trạng bệnh của mình, chỉ có khoảng 10% trong tổng số bệnh nhân viêm gan B mới được phát hiện thông qua quá trình chẩn đoán. Điều đáng lo ngại là có đến 90 – 95% mẹ nhiễm vi rút viêm gan B truyền sang cho con.
Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B, có khoảng 90% khả năng bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính suốt đời. Nếu không được điều trị, có khoảng 1 trong 4 trẻ em bị viêm gan B mãn tính cuối cùng sẽ chết vì các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiễm trùng, chẳng hạn như tổn thương gan, bệnh gan hoặc ung thư gan.
Việc truyền bệnh nhiễm trùng từ mẹ sang con theo truyền thống được gọi là nhiễm trùng chu sinh. Thời kỳ chu sinh bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ và kết thúc vào ngày thứ 28 sau khi sinh. Thuật ngữ này “lây truyền từ mẹ sang con” có tính đến các bệnh nhiễm trùng HBV trước khi sinh, trong khi sinh và sau sinh.
Theo lý thuyết, có ba con đường lây truyền HBV từ mẹ sang con:
Trường hợp mẹ bị bệnh viêm gan B nhưng không hay biết nên không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh thì đứa bé có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao lên tới 90%. Trong đó, có tới 50% trẻ bị viêm gan mạn tính và tiến triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành. Do đó, trong thời kì mang thai, mẹ bầu chưa từng mắc bệnh cần lưu ý các triệu chứng nhận biết bệnh viêm gan B.
Trường hợp mẹ mang thai đã bị viêm gan B từ trước và được điều trị ở mức độ ổn định, vi rút trong cơ thể nằm ở mức an toàn thì có thể nói hầu như thai nhi không bị lây nhiễm từ mẹ.
Ngược lại, mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng chưa điều trị dứt điểm làm cho tình trạng bệnh nặng vào cuối thai kỳ thì trẻ có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm bệnh từ người mẹ.
Vi rút viêm gan B hầu hết tồn tại trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu nhưng không truyền qua nhau thai. Bởi thế, vi rút viêm gan B sẽ không ảnh hưởng nhiều trong quá trình phát triển của thai nhi như những loại vi rút khác (như Cúm). Thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi khi được sinh ra.
Trong trường hợp bà bầu bị bệnh viêm gan B nặng vào 3 tháng cuối sẽ có nguy cơ sinh non. Bởi thế, lưu ý quan trọng nhất dành cho mẹ bầu bị viêm gan B chính là nằm vững cách phòng tránh khả năng lây nhiễm cho thai nhi. Trẻ sơ sinh mắc phải vi rút viêm gan B đối mặt với khả năng nghiêm trọng lên đến 90% trở thành người mang virus và có khả năng lây truyền cho người khác. Khi họ trưởng thành, xấp xỉ 25% trường hợp có khả năng đối mặt với tình trạng nguy hiểm, bao gồm xơ gan hoặc nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Quá lo lắng mệt mỏi làm cho mẹ bầu ăn uống kém, ảnh hưởng đến dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Việc phát hiện bị viêm gan B sớm là một điều tốt giúp phòng ngừa lây nhiễm, điều trị và chăm sóc hợp lý đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Bà bầu không nên làm việc quá sức trong thời gian dài, do viêm gan B có thể khiến cơ thể mệt mỏi trong thai kỳ. Mẹ bầu không tự ý điều trị bằng thuốc điều trị viêm gan B mà chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, thành phần một số thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai phụ bị bệnh viêm gan B cần đảm bảo duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng đa dạng với sự phối hợp các thực phẩm tốt, tăng cường hệ miễn dịch như: Rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin C và sắt; bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa giúp bổ sung canxi và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu; các loại hạt cung cấp dưỡng chất và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa; các thực phẩm giàu protein như thịt ức gà, cá hồi, thịt nạc bò…
Bên cạnh đó, có một số thực phẩm mẹ bầu bị viêm gan B cần kiêng như sau: Thực phẩm khó tiêu hóa như nước ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt… Rượu bia, các thức uống có cồn và các chất kích thích cần được hạn chế tối đa khi mang thai do khiến vi rút viêm gan B phát triển mạnh mẽ hơn, gây thương tổn nhiều trên gan.
Với những trẻ được sinh ra bởi người mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan B, trong vòng một vài giờ sau sinh, bé sẽ được tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên cùng với một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Vắc xin cần được tiêm nhắc lại theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề "mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến con hay không?" và những điều cần lưu ý để mẹ bầu và bé được khỏe mạnh. Hy vọng bài viết đã đem lại nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc về việc chăm sóc bà bầu bị viêm gan B để có được sức khỏe tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.