Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?

Ngày 06/10/2023
Kích thước chữ

Âm đạo xuất huyết khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng liệu ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không. Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

“Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?” là vấn đề mà chị em cần nhận biết sớm để đưa ra được hướng xử lý phù hợp. Trong nhiều trường hợp, ra máu giữa chu kỳ kinh còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn những thắc mắc thầm kín này.

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?

“Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?” là vấn đề thắc mắc được rất nhiều chị em quan tâm. Theo ước tính của Bộ Y tế, có từ 25 - 30% phụ nữ mang thai xuất hiện máu báo thai hoặc chảy máu âm đạo ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, ra máu giữa kỳ kinh nguyệt là một trong những triệu chứng sớm để nhận biết bản thân có thai.

me-bau-can-biet-ra-mau-giua-chu-ky-kinh-co-thai-khong.jpg
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không khiến nhiều người không khỏi thắc mắc

Làm sao phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt?

Thông thường, máu báo thai rất dễ bị nhầm lẫn với máu của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, chị em cần nắm rõ những đặc điểm riêng biệt dưới đây để phân biệt được tình trạng này nhé!

Máu báo thai có những đặc điểm sau:

  • Máu báo thai thường có màu nâu hoặc hồng phớt.
  • Lượng máu chảy ra rất ít, chỉ khoảng vài giọt máu và lượng máu đều trong vài ngày.
  • Không đi kèm với dịch nhầy và không bị vón cục giống như máu khi đến kỳ “đèn đỏ” thông thường.
  • Máu báo thai sẽ xuất hiện từ ngày thứ 7 - 14 sau khi thụ thai thành công. Nguyên nhân là do khối thai làm tổ trong tử cung sẽ gây bong tróc niêm mạc tử cung, dẫn đến xuất huyết nhẹ.

Bên cạnh các dấu hiệu liên quan đến xuất huyết âm đạo, cơ thể mẹ bầu khi mang thai cũng xuất hiện nhiều thay đổi về tâm, sinh lý như:

  • Tăng cân, mau đói, thèm ăn hơn.
  • Thay đổi khẩu vị, ốm nghén.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, buồn bã.
  • Căng tức ngực, mệt mỏi.
  • Thèm ngủ, thường xuyên bị choáng, chóng mặt.
  • Que thử thai hiện 2 vạch.
Mẹ bầu cần biết: Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không? 2
Máu báo thai rất dễ nhầm lẫn với máu trong kỳ kinh nguyệt 

Nguyên nhân gây ra máu vào giữa kỳ kinh không do mang thai

Ngoài thắc mắc: “Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?” đã được giải đáp ở trên, chị em phụ nữ cũng không nên loại trừ một số lý do khác gây xuất huyết âm đạo bất thường trong kỳ kinh. Cụ thể:

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến, thường gặp ở hầu hết nữ giới. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì do hoạt động của buồng trứng chưa được ổn định. Đồng thời, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt do buồng trứng bị suy giảm chức năng.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt còn có thể bắt nguồn từ một số yếu tố khác là:

  • Thường xuyên thức khuya, dậy sớm, ngủ không đủ giấc.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc giảm cân,...
  • Stress, căng thẳng trong thời gian dài.
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc và vận động quá sức,...

Tổn thương âm đạo và tử cung

Những chị em có tiền sử nạo phá thai, đặt vòng tránh thai có nguy cơ cao bị tổn thương tử cung và cổ tử cung. Ngoài ra, bạn cũng không nên thụt rửa âm đạo và quan hệ tình dục mạnh bạo để tránh xuất huyết âm đạo.

Viêm âm đạo

Bệnh xuất hiện do vùng kín bị nhiễm nấm, nhiễm trùng roi,... khiến cho khí hư chuyển thành màu đen, có mùi hôi, âm đạo thường xuyên ngứa rát và sưng tấy. Viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, chảy máu âm đạo,...

Mẹ bầu cần biết: Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không? 3
Viêm âm đạo có thể gây đau bụng dưới âm ỉ và xuất huyết

Polyp cổ tử cung

Polyp hình thành trong tử cung và cổ tử cung thường có hình dạng như một hoặc nhiều khối u, có thể tự lành lại mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, nó sẽ gây chảy máu kéo dài, khiến nhiều chị em cảm thấy bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Vi khuẩn, vi trùng,... xâm nhập vào cơ thể qua đường tình dục, thụt rửa âm đạo,... sẽ gây nên bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bệnh thường đi kèm với nhiều dấu hiệu bất thường như: Ra máu, khí hư nhiều, đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt,... Từ đó, kéo theo nhiều hệ lụy là: Viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung,...

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện ở cả những bạn nữ chưa quan hệ tình dục. Bệnh gây ra các đợt rong kinh kéo dài, máu kinh màu đỏ đậm, có mùi hôi, vòng kinh ngắn, ngày hành kinh dài lên tới 1 tháng,...

Lạc nội mạc tử cung

Đây là hiện tượng các mô nội mạc bên trong tử cung phát triển xâm lấn sang các bộ phận xung quanh là: Buồng trứng, cổ tử cung, ruột, bàng quang,… Các mô có thể bong tróc và gây chảy máu bất cứ lúc nào, kéo theo tình trạng rong kinh, cường kinh, ra máu âm đạo giữa kỳ kinh.

U xơ tử cung

U xơ tử cung cần được thăm khám càng sớm càng tốt để xác định liệu khối u này là lành tính hay ác tính. Nếu khối u có cấu trúc bất thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ. Bệnh lý này rất dễ tiến triển thành ung thư tử cung, gây vô sinh, hiếm muộn và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu. 

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không? Dấu hiệu này vừa có thể cho thấy chị em đang mang thai, vừa cảnh báo các bệnh lý về phụ khoa. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám để có phương án xử lý kịp thời nhất nhé!  4
U xơ tử cung là bệnh lý vô cùng nguy hiểm 

Vậy ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không? Dấu hiệu này vừa có thể cho thấy chị em đang mang thai, vừa cảnh báo các bệnh lý về phụ khoa. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám để có phương án xử lý kịp thời nhất nhé! 

Xem thêm: Ra máu cục khi mang thai tháng đầu: Nguyên nhân và cách xử lý

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin