Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mẹ bị tắc sữa phải làm sao?

Ngày 11/12/2019
Kích thước chữ

Tắc tia sữa là nỗi khổ lớn lao của bất cứ mẹ nào đang nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ bị tắc sữa phải làm sao và làm gì để thông lại tia sữa cho con.

Chúng ta biết, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ còn nhỏ. Do vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bị tắc sữa phải làm sao và những giải pháp thông lại tia sữa cho mẹ nhé.

1. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết hiện tượng tắc tia sữa sau sinh

Như các bạn đã biết, tắc tia sữa ở mẹ sau sinh được xem là căn bệnh phổ biến của nhiều mẹ đang trong giai đoạn cho con bú tuy nhiên các mẹ sinh con đầu lòng thường loay hoay và không biết phải làm gì để chữa khỏi chứng bệnh này. Vậy Mẹ bị tắc sữa phải làm sao và làm thế nào để nhận biết tắc tia sữa sớm ở mẹ?

Tắc tia sữa hình thành theo từng giai đoạn, mẹ hoàn toàn có thể nhận biết sớm tình trạng này qua các triệu chứng của từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Bầu ngực của mẹ căng, cứng và cảm thấy đau tức bất thường. Khi bé bú mẹ, sữa không ra được hoặc ra theo từng giọt rất ít, đầu ti mẹ thấy đau.
  • Giai đoạn 2: Bầu ngực vẫn cứng và bắt đầu xuất hiện một số cục, mẹ có thể cảm nhận được khi dùng tay xoa nhẹ vào bầu vú. Phần lớn mẹ đến giai đoạn 2 đều bị sốt, đầu ti ửng đỏ. Nếu không chữa trị kịp thời, mẹ có thể chuyển sang bị viêm tuyến vú.
  • Giai đoạn 3: Các cục cứng ở bầu ngực không mất đi, mẹ vẫn sốt cao và đầu ti vẫn đỏ. Khi mẹ dùng tay bóp vào đầu ti thì thấy có mủ rỉ ra.
  • Giai đoạn 4: Mẹ chuyển sang bị áp xe vú, tuy nhiên chưa thực sự nặng. Các triệu chứng của tắc tia sữa giai đoạn 3 vẫn tiếp diễn với mức độ ngày một nặng hơn.
  • Giai đoạn 5: Triệu chứng giống như giai đoạn 4 nhưng do đã áp xe lâu ngày nên cách khắc phục rất khó khăn, buộc phải chích.
Mẹ bị tắc sữa phải làm sao? 1Bé bú mẹ, sữa không ra được hoặc ra theo từng giọt rất ít, đầu ti mẹ thấy đau.

Việc thông tắc tia sữa tại nhà sớm có thể giảm thiểu tình trạng mắc bệnh và hạn chế viêm nhiễm bầu sữa của mẹ khi cho con bú. Nếu để quá muộn có thể gây ra tình trạng áp xe cực kỳ nguy hiểm. Bằng mọi cách mẹ phải tìm ra biện pháp tắc sữa làm thế nào để tan được cục sữa đang tắc nghẽn trong đường dẫn sữa.

2. Mẹ bị tắc sữa phải làm sao?

Mẹ bị tắc sữa phải làm sao thì cách chữa hiệu quả là tiếp tục duy trì việc cho bé bú sữa mẹ. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ giúp tình trạng này giảm đi rất nhiều hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy hút sữa nhằm thông tia sữa bị tắc.

Mẹ bị tắc sữa phải làm sao? 2Cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ giúp tình trạng tắc sữa của mẹ  giảm đi rất nhiều

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung thêm nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.

  • Cho con bú bên ngực bị đau trước: Nếu bầu vú mẹ không quá đau đớn thì nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước. Bởi lúc này, con sẽ bú với lực mạnh nhất để hút sữa mẹ,từ đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
  • Chườm ấm quanh bầu ngực: giúp sữa chảy đều đặn hơn.
  • Thay đổi tư thế cho con bú: bị tắc sữa phải làm sao thì mẹ nên tìm cách chuyển sang tư thế bú khác cho con thử xem, chẳng hạn như ôm banh hoặc nằm xuống. Việc này sẽ giúp sữa của mẹ trong các tia được hút hết ra ngoài.
  • Xoa bóp: Các bác sĩ khuyên bạn nên xoa bóp vùng ngực bị đau thường xuyên và đều đặn. Hãy bắt đầu từ bầu vú đi dần vào trong núm vú. Áp dụng biện pháp này khi chưa biết bị tắc sữa phải làm sao mẹ nhé. Việc chườm ấm trước khi cho con bú có thể giúp khai thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng.
  • Hút sữa dư thừa: Chỉ áp dụng khi tình trạng tắc tia sữa mới ở giai đoạn “chớm nở”. Còn nếu tắc sữa đã lâu nên sữa bị vón cục đặc, dày và nhiều thì dụng cụ để hút sữa không có tác dụng, đôi khi còn làm tổn thương nặng do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn.
  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Hãy uống thật nhiều nước, đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.

Đắp lá thuốc

Chưa biết tắc sữa làm thế nào thì mẹ có thể áp dụng một số cách dân gian bằng cách đắp lá thảo dược thiên nhiên như sau:

Dùng lá mít:

Dùng lá mít tươi hơ nóng, sau đó đặt lên phần sờ thấy cứng nhất trên bầu ngực rồi mát-xa nhẹ nhàng, từ từ dùng tay ấn mạnh theo chiều từ trên xuống dưới.

Đắp hành tím:

Mẹ hãy chọn vài củ hành tím, bỏ vỏ ngoài rồi cắt lát mỏng, đắp lên hai bầu ngực. Mẹ nhớ dùng khăn mềm bọc lại rồi dán băng dính cố định để hành không bị rơi ra ngoài.

Đắp lá bắp cải:

Tách lẻ từng lá bắp cải và cắt bỏ phần sống lá rồi rửa sạch, lau khô. Sau đó, hơ lá bắp cải trên lửa cho nóng rồi dùng khăn mỏng bọc lại, mẹ đắp lên bầu ngực và mát-xa đến khi tia sữa được thông hoàn toàn.

Mẹ bị tắc sữa phải làm sao? 3Tách lẻ lá bắp cải hơ bóng rồi đắp lên bầu ngực và mát-xa đến khi tia sữa được thông hoàn toàn.

Bị tắc sữa phải làm sao thì mẹ có thể uống các bài thuốc sau:

Uống nước lá đinh lăng:

Mẹ hãy lấy một nắm lá đinh lăng, rửa thật sạch, sao vàng rồi đun lấy nước uống. Nước lá đinh lăng chữa mất sữa dễ uống và còn giúp sữa mẹ thơm hơn, giúp thông tắc tia sữa nhanh chóng.

Nước xơ mướp khô:

Uống nước xơ mướp khô kết hợp gai bồ kết và củ hành tươi hoặc khô, mỗi ngày một lần trong 2-3 ngày, tình trạng tắc tia sữa được cải thiện thấy rõ. Sau khi uống xong mẹ dùng lược thưa chải từ bầu ngực từ trên xuống nhiều lần, sau đó nhờ anh xã “mút” mạnh đầu vú, sữa sẽ lưu thông bình thường.

Tình trạng tắc tia sữa ở các mẹ sau sinh khá phổ biến khiến nhiều mẹ lo lắng bị tắc sữa phải làm sao. Vì thế, mẹ hãy phát hiện sớm các dấu hiệu bị tắc và áp dụng những cách hướng dẫn trên để nguồn sữa được thông cho con bú nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin