Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều bà mẹ rơi vào tình trạng chán ăn sau khi sinh con. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, con trẻ sẽ không phát triển toàn diện. Vậy phụ nữ chán ăn sau sinh phải làm sao?
Sức khỏe của người mẹ còn yếu sau khi sinh nở. Nếu gặp tình trạng ăn không ngon miệng kéo dài, dẫn đến chán ăn, người mẹ sẽ suy nhược cơ thể và cả suy nhược về tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ cung cấp cho con. Để giải đáp thắc mắc mẹ chán ăn sau sinh phải làm sao để điều trị dứt điểm, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Các chuyên gia cho biết cảm giác chán ăn sau sinh xuất phát từ rất nhiều các yếu tố bao gồm:
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ không thể thiếu trong những tháng đầu đời. Vì thế, nếu như mẹ ăn không ngon miệng dẫn đến chán ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con.
Nghiêm trọng hơn, người mẹ không ăn được sẽ không thể tiết sữa cho con khiến con bị còi xương, dễ mắc các bệnh, chậm lớn. Khi sữa mẹ giảm dần sẽ dẫn đến mất sữa.
Ngoài ra, tình trạng ăn không ngon miệng sau khi sinh kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, khiến người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con.
Chứng chán ăn sau sinh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người mẹ. Trong lúc cơ thể yếu cần bồi bổ để nhanh chóng phục hồi, chán ăn liên tục khiến cơ thể mệt nhoài, thiếu sức sống, dễ mắc bệnh...
Trong giai đoạn sau sinh - nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ chán ăn sau sinh phải làm sao có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái nhưng cũng không quên vận động.
Nhu cầu năng lượng
So với phụ nữ khi chưa mang thai, nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang cho con bú sẽ cao hơn khoảng 500 kcal/ngày. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ cho con bú còn phụ thuộc vào mức tăng cân và tình trạng hoạt động thể lực trong giai đoạn mang thai. Cụ thể là:
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng
Trong 6 tháng đầu sau sinh, phụ nữ đang cho con bú cần dung nạp tổng lượng đạm cần thiết là 79g/ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, tổng lượng chất đạm cần dung nạp là 73g/ngày. Về tỷ trọng, lượng đạm động vật nên chiếm trên 30% tổng protein tiêu thụ. Các bà mẹ sau sinh nên chọn thực phẩm có hàm lượng đạm cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ...
Bà mẹ đang nuôi con bú cần cung cấp lượng chất béo chiếm 20 - 30% năng lượng khẩu phần. Các chất béo được khuyến khích sử dụng như EPD, DHA, n3, n6... có nhiều trong một số loại cá mỡ, dầu cá, một số loại dầu thực vật... vì chúng rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của bé.
Vitamin và khoáng chất cần bổ sung đầy đủ cho người mẹ đang nuôi con bú bằng cách nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón.
Bà mẹ đang cho con bú nên uống khoảng 2 - 2,5 lít nước/ngày để sản xuất đủ sữa cho nhu cầu của bé.
Nên ăn và nên tránh gì?
Các loại thực phẩm nên ăn: Cá hồi giàu DHA, chế phẩm từ sữa ít béo (Sữa chua, sữa tươi, phô mai giàu Vitamin D, Protein, Vitamin B và canxi), thịt bò (Giàu chất sắt, protein, Vitamin B12), rau xanh và các loại củ, đậu (Giàu Vitamin A, Vitamin C, sắt và Canxi), trái cây (Giàu Vitamin C), ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt…
Các loại thực phẩm nên tránh: Rượu, bia, trà, cà phê, các loại cá có chứa thủy ngân (cá kiếm, cá ngừ), các loại gia vị nặng mùi (hành, tỏi), đồ ăn cay, thức ăn ôi thiu…
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.