Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai gây nguy hiểm đến sức khỏe hay không là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Hầu hết các cơn gò khi nằm đều không gây bất kỳ phản ứng đáng lo ngại nào. Mặc dù vậy, một khi các cơn gò trở nên mạnh hơn và không ổn định lại chính là cảnh báo về tình trạng của thai nhi.
Mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai thường xuyên bị ảnh hưởng nhiều nhất ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Đối với những chị em lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác lo lắng về những hệ lụy có thể xảy ra. Chính vì vậy mà mẹ bầu hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Các cơn gò căng cứng bụng thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thai thứ 17 - 18 trở đi, kéo dài từ 30 giây cho đến 2 phút. Tình trạng này gắn liền với cơ chế làm việc của cổ tử cung và hoạt động với mục đích làm quen với quá trình chuyển dạ sau này. Phản ứng chung của các bà mẹ khi gặp phải các cơn gò này là không có cảm giác đau, chỉ hơi khó chịu. Dưới đây là một số yếu tố điển hình gây ra tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai mà các mẹ cần nắm rõ.
Trong suốt quá trình mang thai, tử cung sẽ có dấu hiệu giãn to ra gây áp lực lên cơ thể mẹ bầu. Cùng vì thế mà cơ và dây chằng phải căng ra, nếu kéo dài thì mẹ bầu sẽ không tránh khỏi được cơn những đau dây chằng tròn. Đặc biệt là đối với những trường hợp thai nhi đã khá lớn, cơn gò căng cứng bụng cũng diễn ra thường xuyên hơn. Cơn đau mà mẹ bầu phải trải qua có thể kéo dài từ vùng bụng hoặc vùng hông đến háng. Đi kèm với đó là một số triệu chứng có thể kể đến như:
Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe mà các chị em thường gặp nhất khi mang thai. Các chuyên gia xác định điều này xuất phát từ sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể, từ đó giữ thức ăn ở lại trong đường ruột. Ngoài ra, lượng sắt có trong một số viên uống bổ sung để lại hậu quả khó lường về nguy cơ khó tiêu hóa, làm cứng phân.
Bệnh lý này có sức chi phối không nhỏ đến đời sống hằng ngày của mẹ bầu, gây ra nhiều bất tiện. Không những thế còn tạo ra các cơn gò căng cứng bụng khi mang thai, thậm chí là mẹ có thể bị chuột rút.
Cơn co thắt Braxton Hicks hay còn được gọi là co thắt thực quản hay chuyển dạ giả, chúng xuất hiện nhiều nhất từ tháng thai thứ 4. Khi có sự thúc đẩy của một số hoạt động trong quá trình mang thai sẽ làm tăng mức độ ảnh hưởng các cơn co thắt. Cũng chính vì thế mà mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có thể biểu hiện nghiêm trọng hơn. Một số hoạt động chi phối tần suất của cơn co thắt Braxton Hicks bao gồm:
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì các cơn co thắt hoạt động với mục đích hỗ trợ chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn. Một điều mà mẹ cần lưu ý đó là cơn cơ thắt Braxton Hicks hoàn toàn khác so với các cơn gò tử cung dọa sinh non. Điều này có thể phân biệt thông qua một số dấu hiệu dưới đây:
Theo thời gian, bụng bầu sẽ ngày càng to ra có biểu hiện căng dần lên để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Kéo theo đó là những phát sinh liên quan đến tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai.
Các cơn gò căng cứng bụng có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình mang thai chúng trở nên thường xuyên hơn, đặc biệt là lúc nằm ngửa thì mẹ bầu lưu ý những dấu hiệu sau đây:
Tư thế nằm ngửa được rất nhiều bà mẹ ưa chuộng vì mức độ thoải mái cũng như tránh được cảm giác đau lưng khi mang thai. Thế nhưng, việc mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa từ tuần thai thứ 20 trở đi sẽ tác động không tốt đến thể trạng của thai nhi.
Trong khoảng thời gian này, trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn lên. Điều này gây ra hiện tượng nén động mạch chủ ở tử cung, đồng thời làm suy giảm lượng máu cung cấp cho thai nhi. Thói quen nằm ngửa về lâu dài còn làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy thai, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến thai chết lưu.
Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nằm nghiêng và nghiêng về bên trái, khi đó thai nhi sẽ được tiếp nhận đủ nguồn oxy để phát triển. Bên cạnh đó, lựa chọn các loại gối ngủ thích hợp sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu, giảm đau lưng và khó chịu.
Có thể nói những lo lắng của các mẹ khi nằm ngửa bụng cứng khi mang thai không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc giảm thiểu cơn đau nhức có thể phụ thuộc vào việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt phù hợp. Một số lời khuyên hữu ích mà mẹ bầu nên áp dụng chẳng hạn như:
Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là một tình trạng hết sức phổ biến, điều may mắn là nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu mẹ thay đổi sớm. Mẹ hãy cố gắng điều chỉnh tư thế nằm và thay đổi lối sống sinh hoạt để ngăn ngừa cơn đau chuyển biến nặng nề hơn. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu và chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.