Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh mềm sụn thanh quản bẩm sinh ở trẻ sơ sinh chiếm tới 0,01% trong các bệnh lý về tai mũi họng nói chung, nguyên nhân và biểu hiện như thế nào?
Mềm sụn thanh quản là một dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Đây là hiện tượng thường hiếm gặp, nhưng khi gặp phải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy mềm sụn thanh quản là bệnh gì và nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu nhé!
Mềm sụn thanh quản thường gặp ở thanh quản hoặc thanh môn. Các vùng sụn thường bị gặp hiện tượng này có thể ở vùng nắp thanh quản hoặc vùng sụn phễu.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mềm sụn thanh quản ở trẻ chưa được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân có thể đến từ lúc còn trong thai kỳ như: Thiếu canxi khi mang thai hoặc nhiễm độc thai nghén. Ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân khác như: Vùng thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển đường hô hấp ở trẻ chưa được phát triển.
Mềm sụn thanh quản thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này thường được phát hiện khi trẻ ở 4 - 6 tuần tuổi hoặc có thể muộn hơn hai tháng tuổi. Triệu chứng chính của bệnh là thở khò khè kéo dài hoặc thở rít (tạo ra các âm thanh cao và gắt khi thở). Ngay khi sinh ra trẻ có thể gặp phải tình trạng này. Tiếng thở trở nên to hơn khi trẻ nằm ngửa hoặc khóc. Một số triệu chứng khác:
Ngoài ra, có tới 80% trẻ em bị mềm sụn thanh quản mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD). Trong tình trạng này, axit tiêu hóa di chuyển từ dạ dày lên thực quản, gây ra chứng ợ nóng và nhiều triệu chứng khác.
Nếu thấy trẻ bị tím tái hoặc ngừng thở đột ngột hơn 10 giây một lần, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ khó thở, ngực và cổ bị hóp lại khi hít vào thì cũng nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh mềm sụn thanh quản ở trẻ em, từ chẩn đoán lâm sàng đến chẩn đoán nâng cao. Cụ thể:
Ngoài ra, triệu chứng thở khò khè, thở rít ở trẻ bị mềm sụn thanh quản còn có thể là triệu chứng của bệnh tim phổi bẩm sinh. Để xác định các tình trạng này, bác sĩ sẽ chụp x-quang hoặc đo độ pH để đánh giá mức độ trào ngược.
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị mềm sụn thanh quản, cha mẹ có thể bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mềm sụn thanh quản, cụ thể:
Dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở thì trẻ càng thở khò khè hơn. Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên đặt trẻ nằm nghiêng, thỉnh thoảng lại trở mình để trẻ đỡ mỏi, ở trẻ lớn hơn nên đặt trẻ nằm ở tư thế dễ thở nhất.
Một số trẻ sẽ rất khó bú khi bị mềm sụn thanh quản. Vì vậy, khi cho con bú, mẹ cần chú ý điều chỉnh lượng sữa để thích ứng với sức bú của trẻ, tránh tình trạng sặc sữa rất nguy hiểm.
Nhớ rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ để mũi bé được thông thoáng, giúp bé thở dễ dàng hơn. Trẻ bị mềm sụn thanh quản, hay thở bằng miệng khi ngủ. Vì vậy, bạn nên bôi kem dưỡng môi cho trẻ để tránh tình trạng môi khô, nứt nẻ, trẻ bú sẽ rất khó khăn.
Hạn chế tối đa các rối loạn liên quan đến hô hấp, do trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ khò khè nhiều hơn khi mắc các bệnh này. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp.
Kiểm tra, theo dõi sức khỏe của trẻ một cách thường xuyên. Nếu trẻ mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú… phải đưa trẻ đến trung tâm y tế để được hỗ trợ ngay. Cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ đến bệnh viện để đo độ bão hòa oxy tươi trong máu.
Trên đây là những chia sẻ về mềm sụn thanh quản. Hầu hết các trường hợp mềm sụn thanh quản không cần phẫu thuật hoặc can thiệp y tế khác. Tuy nhiên, bạn phải luôn chú ý đến các triệu chứng của con để ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng phát triển. Nếu bé có dấu hiệu ngừng thở hoặc tím tái, bạn cần gọi cấp cứu ngay.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.