Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh theo dân gian cực hiệu quả
Ngày 17/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh là mẹo mà ba mẹ thường tìm kiếm với mong muốn trẻ sẽ hết bệnh mà không cần dùng đến thuốc tây. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý các mẹo dân gian giúp chữa cúm cho trẻ cực hiệu quả mà ba mẹ nên biết.
Trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên tình trạng trẻ ốm vặt xảy ra khá thường xuyên. Nhưng sử dụng thuốc tây để giúp trẻ hết ốm không phải là cách tốt, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Nên áp dụng mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh là biện pháp tốt và hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo.
Triệu chứng cúm của trẻ sơ sinh
Trẻ em không thể mô tả chính xác cảm nhận của trẻ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, khó ăn trẻ chỉ thể hiện qua việc khóc. Ba và mẹ cần quan sát thêm các dấu hiệu phổ biến khác khi thấy trẻ khóc như:
Trên đây là những triệu chứng phổ biến khi trẻ ốm, còn có những triệu chứng nguy hiểm mà ba mẹ cần lưu ý và đưa đến bác sĩ ngay:
Trẻ ói liên tục.
Trẻ có biểu hiện thở dốc, khó thở.
Da trẻ bắt đầu xanh nhợt, tím tái.
Trẻ hôn mê hoặc co giật.
Không phải cúm mức độ nào cũng có thể áp dụng mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh. Vậy nên ba mẹ cần theo dõi, quan sát tình trạng của trẻ đặc biệt là các triệu chứng nguy hiểm trên để đưa ra biện pháp phù hợp.
Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà
Có nhiều mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà. Dưới đây là các cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ trong tình trạng ốm vặt thường xuyên.
Mẹo trị cảm cúm bằng xịt rửa mũi
Khi cảm cúm, trẻ thường đi kèm chảy nước mũi, ngạt mũi, tình trạng này làm trẻ khó thở. Trẻ sơ sinh không tự xì mũi như người lớn được, nên cần có sợ hỗ trợ của ba mẹ. Ba mẹ cần thực hiện các bước xịt rửa mũi cho trẻ như sau:
Đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa trên một tấm khăn mỏng vừa phải. Nhỏ 1-2 giọt nước muối vào mỗi bên mũi.
Ba mẹ phối hợp giữ đầu trẻ và dùng dụng cụ hút dịch mũi cho trẻ.
Sau khi hút dịch mũi xong, cần nhỏ mỗi bên 1 giọt để làm sạch lại mũi.
Mỗi ngày nên hút từ 1-2 lần nếu dịch mũi của trẻ nhiều, nhưng không nên hút dịch liên tiếp 4 ngày, làm khô mũi của trẻ, gây hại cho trẻ.
Mẹo trị cúm ở trẻ sơ sinh bằng tắm nước gừng
Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh là mẹo dân gian giúp trị cúm hiệu quả. Theo y học cổ truyền, gừng có tính nóng giúp làm ấm cơ thể hỗ trợ điều trị cảm cúm. Tắm nước gừng với nhiệt độ vừa phải, hơi nước bốc lên cũng giúp trẻ dễ chịu hơn. Các bước thực hiện tắm bằng nước gừng cho trẻ sơ sinh như sau:
Chuẩn bị khoảng 2 nhánh gừng giã nhuyễn, rồi cho vào cốc nước sôi, ủ trong khoảng vài phút ngắn.
Hòa cả nước ủ và xác gừng vào chậu nước ấm vừa phải. Tắm cho trẻ như bình thường.
Lưu ý: Mẹ nên tắm cho trẻ nhanh chóng, không nên ngâm bé trong nước ở thời gian quá lâu. Không áp dụng cho trẻ dưới 1 tháng tuổi, trẻ có làn da quá nhạy cảm hay bác sĩ lưu ý không nên sử dụng gừng cho bé.
Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh từ dân gian
Theo phương pháp dân gian, đa phần bổ sung các loại cây, loại lá có tính ấm vào bữa ăn. Dưới đây là các loại cây có thể sử dụng để chữa cúm cho trẻ sơ sinh:
Lá hẹ: Gia đình có thể chọn lá hẹ hấp với mật ong hay hấp lá hẹ với chanh, nghệ tươi. Lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, có tính kháng khuẩn, giúp giảm triệu chứng sổ mũi cho trẻ hiệu quả.
Gừng: Ngoài việc tắm nước gừng, trẻ sơ sinh cũng có thể uống nước gừng ấm để làm ấm cơ thể, tránh cảm lạnh.
Lá tía tô: Lá tía tô có tác dụng ngừa cảm mạo, trị nghẹt mũi, sổ mũi, phòng hen suyễn. Đối với lá tía tô, gia đình có thể kết hợp với cháo cho bé hoặc dùng để xông mỗi ngày hỗ trợ đường hô hấp trẻ hoạt động tốt hơn.
Lá húng chanh: Lá húng chanh là loại lá chứa nhiều tinh dầu để sát khuẩn, hạ sốt, giảm ho cho trẻ. Lá húng chanh có thể được sử dụng bằng cách dùng nước cốt pha nước ấm cho trẻ uống hoặc hấp húng chanh và đường phèn cho trẻ dùng vài ngày.
Tỏi: Tỏi rất tốt trong việc kháng khuẩn, giảm ho cho trẻ. Nhưng tỏi khá hăng và khó sử dụng cho trẻ, nên gia đình có thể nướng trước khi dùng để dễ sử dụng và vẫn giữ được hiệu quả tốt cho sức khỏe của trẻ.
Những lưu ý không nên mắc phải khi chữa cúm tại nhà cho trẻ sơ sinh
Với các biện pháp chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà cũng có một số rủi ro nhất định. Các sai lầm đa số ba mẹ mắc phải khi chữa cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà gồm:
Dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ cho trẻ: Vì trẻ sơ sinh có hệ cơ quan chưa hoàn thiện, nên việc tự ý sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh có thể mang đến những rủi ro cho tương lai của trẻ.
Sử dụng thuốc không đúng với thời gian chỉ định của bác sĩ: Khi trẻ sơ sinh được bác sĩ kê thuốc, cần sử dụng đúng và đủ liều. Khi trẻ có cải thiện về các triệu chứng vẫn nên sử dụng đủ liều mà bác sĩ đã kê cho.
Dùng mật ong cho trẻ sơ sinh: Mật ong rất tốt đối với người lớn, trẻ nhỏ. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, trẻ chưa được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm. Nên việc sử dụng mật ong cho trẻ, chứa khả năng gây dị ứng cho trẻ mà ba mẹ không biết trước được.
Uống kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng nhiều và hiệu quả trong các trường hợp cảm cúm. Nhưng việc tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ sẽ gây nhiều tác dụng phụ không tốt hơn là hiệu quả mang lại.
Khói thuốc lá: Dù trẻ có đang cảm hay không thì khói thuốc lá vẫn là tác nhân cho nhiều loại bệnh của trẻ. Nên khi trẻ có triệu chứng cảm, không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá từ môi trường xung quanh.
Lưu ý: Vấn đề vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh của trẻ, đồ chơi của trẻ cũng rất quan trọng để phòng ngừa bệnh cho trẻ. Ngoài ra, các mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh chỉ nên áp dụng khi trẻ ốm không quá nặng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi áp dụng, khi trẻ có các biểu hiện cảm cúm nặng cần được đưa đến bác sĩ ngay lập tức.
Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh theo dân gian và kinh nghiệm đã được nêu ở bài viết trên. Trong trường hợp trẻ cảm không quá nặng có thể áp dụng để cải thiện, nhưng khi trẻ có biểu hiện cảm cúm nặng, cần được đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm