Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau họng có đờm là triệu chứng phổ biến của nhiều tình trạng bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số mẹo chữa đau họng có đờm tại nhà cực hiệu quả, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tình trạng đau họng có đờm gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thử áp dụng một số mẹo chữa đau họng có đờm tại nhà cực hiệu quả dưới đây nhé!
Việc làm ẩm và giữ cho không khí xung quanh không bị khô có thể sẽ làm dịu tình trạng đau rát cổ họng có đờm. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm phun sương để giúp không khí được làm ẩm liên tục và an toàn cả ngày. Để tránh tình trạng phát sinh nấm mốc thì bạn cần phải lưu ý luôn thay nước mỗi ngày và vệ sinh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Mẹo chữa đau họng có đờm tại nhà cực hiệu quả
Một trong những cách trị đau họng có đờm đơn giản đó là luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là nước ấm. Nước ấm sẽ giúp cổ họng luôn đủ ẩm, đồng thời giúp đờm dễ long ra ngoài, giảm cảm giác đau hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể uống nước trái cây, nước hầm xương hoặc ăn cháo, ăn súp để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng và đủ lượng dịch lỏng nạp vào.
Để tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, bạn có thể bổ sung thêm một số món có chanh, mật ong, gừng, tỏi vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Đây đều là những nguyên liệu dễ tìm và có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa cảm lạnh, đau họng ho có đờm vô cùng hữu hiệu.
Ngoài ra, nếu bạn mắc phải các bệnh đường hô hấp do virus như cúm, bạn có thể thử ăn hoặc sử dụng chất bổ sung có các thành phần như chiết xuất rễ cây cam thảo (trà cam thảo), nhân sâm, các loại quả mọng (dâu tây, berry, cherry…), echinacea (hoa cúc tím), quả lựu, trà ổi, kẽm dạng viên uống bổ sung…
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe hệ hô hấp
Việc súc miệng bằng nước muối ấm không chỉ giúp bạn làm sạch đờm trong cổ họng mà còn có tác dụng diệt khuẩn và làm dịu cơn đau họng khó chịu. Nếu không có nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha loãng muối với nước theo tỉ lệ một cốc nước ấm với 1/2 đến 3/4 thìa cà phê muối để súc miệng.
Bạn có thể súc miệng bằng nước muối trong 30 - 60 giây và ngửa cổ để súc kỹ ở vùng hầu họng thay vì chỉ súc trong khoang miệng rồi phun ra mà không cần phải súc lại với nước thường. Bạn có thể súc lại thêm lần nữa nhưng không nên giữ nước muối trong họng quá lâu để tránh gây rộp lưỡi và tổn thương niêm mạc miệng.
Sử dụng tinh dầu khuynh diệp là một trong những mẹo chữa đau họng có đờm tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Loại tinh dầu này có khả năng làm lỏng chất nhầy, từ đó sẽ giúp việc khạc nhổ dễ dàng hơn. Đồng thời, nếu bị ho dai dẳng trong thời gian dài, bạn có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp để xông cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng máy khuếch tán để vừa làm ẩm không khí và vừa có thể tận dụng được lợi ích của tinh dầu khuynh diệp bằng cách hít vào.
Sử dụng tinh dầu khuynh diệp để chữa đau họng có đờm
Một trong những cách chữa đau họng có đờm triệt để đó là sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc kê toa và không kê toa). Tuy nhiên, còn tùy vào nguyên nhân và các triệu chứng khác nhau sẽ có phác đồ điều trị đau họng có đờm khác nhau.
Các bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng hoặc yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân của bệnh. Sau khi có kết quả, các bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với mỗi trường hợp.
Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị đau họng có đờm bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc long đờm, kẹo ngậm họng… Đối với thuốc kháng sinh, người bệnh không nên tự ý sử dụng hay ngừng sử dụng mà không có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, cần phải tuân thủ theo cách dùng và liều dùng để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Hầu hết các trường hợp bị đau họng có đờm đều không đáng lo ngại nhưng lại gây không ít khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài và đau rát không thuyên giảm thì nên đi khám ngay bởi đây có thể là những triệu chứng do vấn đề về sức khỏe khác gây ra như trào ngược axit, dị ứng, hen suyễn, u xơ nang, viêm phế quản mạn tính, các bệnh phổi khác…
Ngoài ra, nếu bạn bị đau họng có đờm trong thời gian dài (1 tháng trở lên) hay có những triệu chứng khác như đau họng đờm có máu, đau tức ngực, thở nông, khò khè… thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Trên đây là một số chia sẻ về những mẹo chữa đau họng có đờm tại nhà cực hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.