Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tắt tiếng là tình trạng phổ biến, đặc biệt đối với những người phải nói nhiều như giáo viên, MC,... Hiện tượng này không chỉ gây cản trở trong giao tiếp hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời cho câu hỏi bị tắt tiếng phải làm sao, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng, và cách chữa trị tắt tiếng, giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói trong trẻo, khỏe mạnh.
Tắt tiếng là một tình trạng mà giọng nói trở nên khàn đặc, thậm chí mất hẳn, gây ra nhiều khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Đây là vấn đề thường gặp ở những người có công việc đòi hỏi phải nói nhiều. Vậy bị tắt tiếng phải làm sao?
Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi "Bị tắt tiếng phải làm sao?", hãy cùng điểm qua những nguyên gây tắt tiếng, từ đó chúng ta có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Việc sử dụng giọng nói quá mức và liên tục trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắt tiếng. Những người làm công việc yêu cầu phải nói nhiều như giáo viên, MC, ca sĩ và tư vấn viên thường gặp phải vấn đề này.
Khi dây thanh quản phải hoạt động liên tục mà không có thời gian nghỉ ngơi, chúng sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi, dẫn đến sưng và viêm. Điều này làm cho dây thanh quản không thể rung động một cách hiệu quả, gây ra tình trạng giọng nói khàn đặc hoặc mất hẳn tiếng. Sự quá tải dây thanh quản không chỉ gây ra tắt tiếng mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm thanh quản mạn tính và các tổn thương vĩnh viễn khác nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Viêm nhiễm tại vùng hầu họng là nguyên nhân phổ biến khác gây tắt tiếng. Các bệnh lý như viêm thanh quản, viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể dẫn đến sưng viêm dây thanh quản. Khi bị viêm, các mô ở thanh quản trở nên sưng và đỏ, làm cản trở quá trình đóng mở của dây thanh. Kết quả là giọng nói trở nên khàn đặc, thậm chí mất hẳn.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, các chất ô nhiễm khác cũng có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp và dây thanh quản, làm tăng nguy cơ tắt tiếng.
Đặc biệt, các cơn ho kéo dài và không được điều trị dứt điểm cũng góp phần làm dây thanh quản bị tổn thương, viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng mất tiếng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý viêm nhiễm vùng hầu họng là rất quan trọng để tránh tình trạng tắt tiếng kéo dài, giảm các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
Khàn giọng là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị tắt tiếng. Giọng nói trở nên khàn đặc, không còn trong trẻo và rõ ràng như trước. Trong một số trường hợp, giọng nói có thể trở nên yếu ớt, đứt quãng hoặc thậm chí mất hẳn âm thanh. Người bệnh gặp khó khăn khi phát âm, giọng nói có thể trở nên mệt mỏi và không thể duy trì cuộc trò chuyện trong thời gian dài. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho những người phải sử dụng giọng nói trong công việc hàng ngày.
Khàn giọng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn có thể gây ra cảm giác tự ti, lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Nếu triệu chứng này kéo dài, cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Ngoài khàn giọng, đau rát họng cũng là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng tắt tiếng. Người bệnh thường cảm thấy đau rát, ngứa ngáy và khô họng, đặc biệt là khi nói chuyện hoặc nuốt. Cảm giác đau rát có thể lan tỏa khắp vùng cổ họng và đôi khi kèm theo khó nuốt, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng này thường xuất hiện do viêm nhiễm hoặc kích ứng dây thanh quản.
Những cơn ho kéo dài, nói chuyện to hoặc la hét cũng có thể làm tăng cường độ đau rát họng. Để giảm bớt triệu chứng này, người bệnh nên để thanh quản được nghỉ ngơi, uống nhiều nước ấm và tránh các tác nhân gây kích ứng như khói thuốc, bụi bẩn. Nếu triệu chứng đau rát họng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Một trong những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng tắt tiếng là tránh nói chuyện. Việc hạn chế nói chuyện, tránh la hét và nói to sẽ giúp dây thanh quản có thời gian phục hồi. Trong giai đoạn này, việc giao tiếp nên được tối giản, người bệnh có thể sử dụng các phương tiện thay thế như viết hoặc nhắn tin để tránh sử dụng giọng nói.
Đối với những người phải làm việc bằng giọng nói, nên cân nhắc nghỉ phép hoặc giảm bớt công việc cần phải nói chuyện nhiều để bảo vệ dây thanh quản. Bên cạnh đó, cần tránh thói quen nói thầm, vì việc này thực tế sẽ gây áp lực lên dây thanh quản nhiều hơn so với việc nói với âm sắc bình thường. Việc cho dây thanh quản nghỉ ngơi đúng cách là bước đầu quan trọng trong quá trình phục hồi giọng nói bị mất.
Sử dụng thảo dược và liệu pháp tự nhiên cũng là một cách hiệu quả để làm dịu cổ họng, giảm viêm, hỗ trợ khắc phục tình trạng tắt tiếng. Một trong những phương pháp phổ biến là uống nước ấm pha mật ong và chanh. Mật ong có tính kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác đau rát. Chanh cung cấp vitamin C, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Bạn có thể pha 1 - 2 muỗng mật ong và nước cốt của nửa quả chanh vào một cốc nước ấm, uống từng ngụm nhỏ, uống từ từ để phát huy tác dụng tốt nhất.
Ngoài ra, giấm táo cũng là một lựa chọn hữu ích. Cho 1 - 2 muỗng giấm táo nguyên chất vào một cốc nước nhỏ và uống vài lần trong ngày có thể giúp giảm viêm, làm sạch cổ họng. Việc uống sữa ấm pha mật ong cũng có tác dụng làm dịu dây thanh quản và cổ họng, giúp giảm cảm giác khô ngứa. Những liệu pháp tự nhiên này không chỉ an toàn mà còn dễ thực hiện, mang lại hiệu quả tốt trong việc khắc phục tình trạng tắt tiếng tại nhà.
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi "bị tắt tiếng phải làm sao?", từ việc nghỉ ngơi đầy đủ đến các biện pháp từ thiên nhiên. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.