Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ cực đơn giản ngay tại nhà

Ngày 26/05/2023
Kích thước chữ

Lá bạc hà trị ho cho trẻ có tốt không? Cách dùng như thế nào? Mọi thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Là một loại thảo mộc phổ biến, lá bạc hà được nhiều người ưa chuộng bởi hương thơm dễ chịu và còn được biết đến như là một vị thuốc tốt trong chữa trị nhiều căn bệnh. Đặc biệt đối với trẻ em, bạc hà là một vị thuốc giảm ho rất hiệu quả và an toàn. Hãy cùng tham khảo dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ cực đơn giản ngay tại nhà nhé!

Tại sao có thể trị ho bằng lá bạc hà?

Sở dĩ lá bạc hà được nhiều người ưa chuộng dùng để trị ho, viêm họng… là bởi bên trong loại thảo dược này có chứa tinh dầu menthol giúp kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho.

Ngoài ra, lá bạc hà rất giàu vitamin A, C, B nên có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, đặc tính làm mát và cay của lá bạc hà có thể giúp người bệnh cảm thấy thông đường thở và giảm tình trạng thở khò khè, khó thở. Chưa kể, hương thơm đặc trưng của bạc hà còn giúp người bệnh thư giãn hơn.

Nếu không bị bệnh, bạn vẫn có thể dùng bạc hà thường xuyên để phòng các bệnh về đường hô hấp, bởi trong lá bạc hà có chứa axit rosmarinic, một chất hóa học có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn sự ảnh hưởng của các chất hóa học lên cơ thể một cách hiệu quả.

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ cực đơn giản ngay tại nhà
Lá bạc hà có tác dụng trị ho cực kì hiệu quả

Có thể dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ sơ sinh có thể ăn một lượng nhỏ lá bạc hà ngay từ 6 tháng tuổi. Vào giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu học ăn dặm và hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng tiếp nhận các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên lạm dụng lá bạc hà để trị ho cho trẻ sơ sinh. Tiêu thụ lá bạc hà trong thời gian dài có thể gây kích ứng cổ họng và khoang mũi, gây ợ chua, khô miệng, buồn nôn và nôn.

Cha mẹ cần lưu ý thêm, đồ uống pha chế từ lượng lớn lá bạc hà chứa hàm lượng methanol cao, có thể khiến trẻ sơ sinh bị sặc. Do đó, nếu muốn dùng lá bạc hà để trị ho cho bé, cha mẹ nên sử dụng với liều lượng vừa phải.

Ngoài ra, bạc hà dường như là tác nhân gây ra các triệu chứng GERD, theo một đánh giá năm 2019. Do đó, bạc hà không nên được sử dụng cho trẻ em mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ cực đơn giản ngay tại nhà 1
Sử dụng lá bạc hà trị ho cho trẻ sơ sinh

Cách dùng lá bạc hà trị ho

Có rất nhiều cách đơn giản để trị ho bằng lá bạc hà, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

Trị ho bằng lá bạc hà

Để giảm tình trạng ho khan, ho đờm ở trẻ, mẹ chỉ cần dùng một nắm lá bạc hà tươi mỗi ngày, rửa sạch rồi giã nhuyễn, để ráo nước rồi cho bé uống hằng ngày. 

Một phương pháp khác mẹ có thể áp dụng là pha lá bạc hà tươi thành trà và sử dụng như nước uống cho bé. Với cách này, cơn ho của bé sẽ dần biến mất, ngoài ra do tác dụng giải cảm của lá bạc hà nên các triệu chứng như cảm lạnh cũng sẽ thuyên giảm giảm dần.

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ cực đơn giản ngay tại nhà 3
Sử dụng trà lá bạc hà trị ho cho trẻ sơ sinh

Trị ho bằng bạc hà và mật ong

Nếu như bạc hà là loại thảo mộc giúp làm dịu các triệu chứng liên quan đến ho thì mật ong lại giúp làm dịu các tổn thương ở vùng họng, từ đó tình trạng ho của bé sẽ giảm bớt. Mật ong còn giúp cơ thể bé ấm lên và tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các triệu chứng cảm cúm. Vì thế, tương tự như lá bạc hà, mật ong cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian trị ho.

Cách chữa ho bằng lá bạc hà mật ong rất đơn giản, bạn chỉ cần xay nhuyễn một nắm lá bạc hà nhỏ với mật ong nguyên chất rồi đem hấp cách thủy. Mẹ cho bé uống khoảng 2 - 3 lần/ngày cho đến khi bé hết ho. Công thức này có vị ngọt thơm của mật ong và mùi thơm the mát dễ chịu của bạc hà nên các bé thường rất thích và mẹ có tận dụng để chữa bệnh cho bé.

Trị ho bằng siro bạc hà

Để thực hiện công thức này, bạn cần chuẩn bị một ít lá bạc hà tươi, đường phèn và chanh tươi. Với bài thuốc này, lá bạc hà ngoài tác dụng trị ho cho trẻ thì chanh cũng là nguyên liệu sát khuẩn họng rất tốt.

Cách làm: Cho đường phèn vào đun đến khi sôi thì cho lá bạc hà vào đun cùng. Mẹ vắt lấy nước cốt chanh, cho vào nồi đun đến khi nước đặc lại đem cho bé sử dụng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý nên cho ít nước cốt chanh. Vì hàm lượng axit trong chanh khá nhiều nên nếu bạn cho quá nhiều sẽ dễ gây rát họng.

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ cực đơn giản ngay tại nhà 4
Sử dụng siro bạc hà trị ho cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi sử dụng lá bạc hà trị ho

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng lá bạc hà trị ho để đạt hiệu quả tốt nhất, cụ thể:

  • Người bị đau dạ dày nên cẩn thận khi dùng trà bạc hà: Trà bạc hà có thể gây ra nhiều triệu chứng trào ngược axit cho người bệnh.
  • Người đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên dùng lá bạc hà: Ngoài ra, những người từng sảy thai và đang muốn thụ thai cũng không nên dùng lá bạc hà.
  • Chú ý đến lượng bạc hà sử dụng mỗi ngày: Khi pha trà bạc hà, hạn chế cho quá nhiều bạc hà vào hỗn hợp nước sôi. Đồng thời, chỉ nên dùng trà bạc hà từ 2 - 3 lần/ngày để trị ho. Việc sử dụng quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tránh uống trà bạc hà nếu bạn bị hen suyễn: Bạc hà được coi là một phương thuốc trị hen suyễn tốt, nhưng trà bạc hà lại không tốt cho người bị hen suyễn.
  • Trao đổi với bác sĩ khi dùng lá bạc hà với thuốc ho: Trong một vài trường hợp, lá bạc hà có thể gây nên những tương tác thuốc. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Mẹo dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ cực đơn giản ngay tại nhà 5
Lưu ý khi sử dụng lá bạc hà trị ho cho trẻ

Trên đây là những chia sẻ về lá bạc hà trị ho cho trẻ. Không thể phủ nhận rằng lá bạc hà có những tác động tích cực với các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể tiêu diệt tận gốc. Để điều trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đề xuất một kế hoạch điều trị thích hợp.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin