Hôi nách là một chứng bệnh liên quan đến tuyến mồ hôi. Bản chất của mồ hôi không có mùi hôi nhưng do vi khuẩn trên da lên men, phân hủy chất béo, protein trong mồ hôi sẽ tạo ra mùi chua, mùi hôi, đặc biệt là ở vùng nách.
Những điều cần biết về hôi nách
Hôi nách là một bệnh lý xảy ra khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh, cơ thể có mùi hôi làm ảnh hưởng không nhỏ trong giao tiếp xã hội,…
Nguyên nhân gây bệnh hôi nách
Hôi nách xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân đưa đến, chẳng hạn như do ăn uống thiếu khoa học, cạo lông nách không đúng cách, stress lâu dài…, ngoài ra còn là hệ lụy của nhiều bệnh lý trong cơ thể.
Hôi nách là một chứng bệnh liên quan đến tuyến mồ hôi.
Hôi nách do các nguyên nhân thông thường
Do tuyến apocrine tiết nhiều mồ hôi:
Tuyến mồ hôi apocrine trong cơ thể giữ vai trò điều hòa thân nhiệt. Đó là lý do vì sao khi cơ thể cảm thấy nóng, tuyến apocrine sẽ tiết ra nhiều mồ hôi ở nách. Bản thân mồ hôi không có mùi nhưng vi khuẩn có sẵn trên vùng da này phân hủy mồ hôi mới khiến nách có mùi khó chịu.
Chế độ ăn uống không hợp lý:
Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, uống nhiều rượu, bia, cà phê cũng như có thói quen ăn nhiều gia vị cay như hành, tỏi, ớt đều có thể khiến cho mồ hôi ở nách xuất hiện mùi.
Cạo lông nách:
Làm sạch lông vùng nách sẽ giúp cho nơi này được thông thoáng, ngăn ngừa nách có mùi hôi. Tuy nhiên, việc cạo lông nách nếu không chú ý đúng cách sẽ có thể gây tổn thương da, làm phì đại nang lông. Hậu quả là vùng da nách có nguy cơ tăng tiết chất béo trên bề mặt da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ẩn cư tại đây sinh sôi, gây hôi nách.
Vệ sinh vùng nách không sạch sẽ:
Giữ cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng nách luôn khô thoáng sẽ tránh cho vi khuẩn có cơ hội tấn công vào nách và phân giải mồ hôi khiến cho vùng da dưới cánh tay trở nên nặng mùi. Ngược lại, việc vệ sinh không sạch sẽ vùng nách sẽ khiến nách nhanh chóng xuất hiện mùi hôi.
Căng thẳng:
Hẳn bạn không nghĩ stress cũng góp phần gây rối loạn nội tiết tố và kích thích tuyến mồ hôi dưới nách tiết ra nhiều chất béo, chất đạm, vi khuẩn phân hủy phát sinh ra mùi hôi.
Di truyền:
Theo nghiên cứu, trong gia đình nếu cả cha mẹ bị hôi nách thì con cái sẽ có 85% nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp chỉ có một người là cha hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ này giảm xuống còn 50%.
Do tác dụng phụ của thuốc Tây:
Thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn thần kinh… là những loại thuốc tân dược sau khi sử dụng có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, tạo cơ hội cho bệnh hôi nách phát triển.
Trị hôi nách y học cổ truyền sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên mang lại hiệu quả cao.
Hôi nách do bệnh lý
Một số vấn đề về y tế cũng có thể gây ra mùi hôi khó chịu ở nách. Chúng bao gồm:
Bệnh hôi mùi cá:
Bệnh hôi mùi cá (còn gọi là Trimethylaminuria) xảy ra khi cơ thể bị rối loạn di truyền gây thiếu hụt FMO3 – enzym tham gia vào quá trình chuyển đổi trimethylaminuria có trong thức ăn thành trimethylamine oxide. Khi chất trimethylaminuria chuyển hóa không hết sẽ được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi và cả hơi thở. Đây là lý do toàn bộ cơ thể cũng như vùng nách có mùi hôi tanh khó chịu như mùi cá.
Tiểu đường:
Lượng glucose nạp vào cơ thể người bị tiểu đường thường được chuyển hóa thành chất béo, từ đó sản sinh ra nhiều chất xeton hơn. Khi chất xeton tích tụ trong tuyến mồ hôi sẽ có thể gây hôi nách.
Bệnh cường giáp:
Bệnh cường giáp (Basedow) có thể kích thích tăng tiết mồ hôi nên hôi nách có điều kiện để bùng phát.
Các bệnh lý khác:
Các bệnh lý về gan, thận hoặc nhiễm nấm candida ở nách cũng góp phần gây mùi hôi vùng da dưới cánh tay.
Biểu hiện của bệnh hôi nách
Hôi nách có thể xảy ra cho cả nam và nữ, với các triệu chứng điển hình:
-
Vùng nách thường xuyên bị ẩm ướt.
-
Xuất hiện dịch nhờn màu trắng hoặc màu vàng nhạt ở vùng nách.
-
Mùi hôi khó chịu phát ra ở vùng nách bất kể ngày đêm.
-
Khi hoạt động mạnh, mùi hôi cơ thể, đặc biệt là vùng nách càng trở nên nồng nặc.
Hôi nách là bệnh lý không thể lây lan, thậm chí khi có tiếp xúc da, mặc chung áo với bệnh nhân. Tuy nhiên, không ai muốn sống chung với mùi hôi nách suốt đời. Các phương pháp chữa hôi nách tại nhà có rất nhiều, bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện để cải thiện mùi hơi. Trường hợp bệnh nhân đã thử mọi phương pháp tại nhà mà không hiệu quả thì cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh.
Cách trị hôi nách y học cổ truyền
Mỗi phương pháp điều trị bệnh hôi nách đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong đó, khuynh hướng chữa hôi nách bằng thảo dược đang ngày càng được nhiều người lựa chọn.
Trị hôi nách y học cổ truyền sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên để điều chế ra các bài thuốc trị hôi nách phù hợp với mức độ bệnh và thể trạng của từng người. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh hôi nách tận gốc sau thời gian kiên trì điều trị.
Trong phèn chua có chứa chủ yếu nhôm sunfat có khả năng khử mồ hôi tiết ra ở nách.
Dưới đây là những cách trị hôi nách y học cổ truyền bạn có thể áp dụng:
-
Bài 1: Rang nóng phèn chua, tán cho thật mịn. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lau khô vùng nách rồi dùng bột phèn chua xát nhẹ nhàng vào hai hố nách. Trong phèn chua có chứa chủ yếu nhôm sunfat có khả năng khử mồ hôi tiết ra ở nách.
-
Bài 2: Chuẩn bị 10g bạc hà, 10g bạch chỉ 10g tán nhỏ. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lấy bạc hà và bạch chỉ đã tán nhỏ xát nhẹ nhàng vào nách. Cách làm này cần thực hiện một lần/ngày, làm trong 10 ngày thì kết thúc liệu trình trị hôi nách.
-
Bài 3: Chuẩn bị trái chanh tươi, sau khi tắm rửa sạch sẽ, cắt chanh thành lát mỏng rồi xát nhẹ nhàng vào vùng nách, giữ nguyên trong thời gian 15 phút sau đó rửa sạch. Cách làm này thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần, thời gian sau mùi hôi sẽ tự biến mất.
-
Bài 4: Chuẩn bị thân, rễ gừng tươi 20g, sau đó phơi/sấy khô rồi tán mịn cùng long não 4g, trộn đều lại với nhau. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lau khô nách thì dùng hỗn hợp này xát nhẹ nhàng vào vùng nách. Trong gừng có chứa tinh dầu và chất cay có khả năng giúp ngăn ngừa tiết mồ hôi, từ đó da sẽ khô thoáng không có mùi khó chịu.
-
Bài 5: Chuẩn bị bốn lá trầu không tươi, rửa sạch để ráo. Sau khi tắm sạch sẽ, bệnh nhân dùng lá trầu không chà xát vào vùng nách để phát huy tác dụng khử khuẩn. Cách làm này thực hiện đều đặn trong một tháng sẽ giúp đánh bay mùi mồ hôi hiệu quả.
-
Bài 6: Chuẩn bị lá trà xanh 5g, gừng tươi một miếng, hãm trong nước sôi để nguội. Tắm sạch, lau khô vùng nách rồi dùng nước gừng trà xanh này rửa vùng nách, ngày 1 - 2 lần, làm liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả mang lại.
-
Bài 7: Chuẩn bị 20g ngải cứu phơi khô; phèn chua 25g; muối 200g rồi đem tất cả nguyên liệu tán nhuyễn thành bột, sau đó cho hỗn hợp này lên chảo đảo nóng. Đổ hỗn hợp này vào trong túi vải nhỏ, kẹp vào nách khi còn nóng ấm giữ nguyên trong thời gian từ 5 - 10 phút. Bệnh nhân thực hiện liên tục trong một tháng để phát huy hiệu quả của phương pháp này.
-
Bài 8: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm thanh mộc hương (mật hương), kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hoắc hương, hồ phấn (diên phấn) mỗi thứ 30g. Đem nghiền nhỏ mịn nguyên liệu, sau đó dùng vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách cho đến khi thuốc hết mùi. Cách làm này đều đặn thực hiện trong thời gian 10 - 15 ngày sẽ có tác dụng trị hôi nách bất ngờ.
Tắm sạch, lau khô vùng nách rồi dùng nước trà xanh rửa vùng nách, ngày 1 - 2 lần.
Bên cạnh việc áp dụng những cách trị hôi nách y học cổ truyền, bệnh nhân còn cần chú ý tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da; ưu tiên mặc những bộ quần áo chất liệu cotton có khả năng thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên.
Bên cạnh đó, tránh/hạn chế tiêu thụ các loại gia vị cay, nóng như ớt, hành, tỏi,.. cũng như tránh xúc động, lo sợ, hồi hộp, nóng nảy... để không kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, gây ra mùi hôi.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp