Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Miệng bị chua là triệu chứng phổ biến ở nhiều người khi trong khoang miệng có cảm giác lúc nào cũng chua, lý giải cho điều này có thể do nhiều nguyên nhân, thậm chí là dấu hiệu của nhiều loại bệnh mà cơ thể muốn gửi tín hiệu đến chủ nhân.
Tình trạng bị chua miệng làm mất đi cảm giác ngon miệng khi thưởng thức các món ăn và đây còn là biểu hiện dự báo một số căn bệnh đối với sức khỏe. Vậy miệng bị chua là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì, mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bỗng một ngày thức dậy bạn cảm thấy trong miệng xuất hiện cảm giác chua như vừa mới tiếp xúc với các thực phẩm có vị chua như giấm,... Theo Đông y thì miệng có vị chua có thể liên quan đến các bệnh về gan, điển hình là suy giảm chức năng gan có thể đi kèm với các dấu hiệu nhiệt lưỡi, nhiệt miệng, cảm thấy mệt mỏi chóng mặt cùng với nhiều cảm giác khó chịu khác.
Axit trong miệng có thể là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hóa, bạn đọc có thể sử dụng các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế các đồ ăn cay, nóng trong các bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau, vitamin có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.
Theo các chuyên gia thì việc miệng bị chua không chỉ là triệu chứng thông thường mà có thể tiềm ẩn bệnh lý trong cơ thể, lúc này bạn sẽ cảm giác được lưỡi có vị chua bất thường kèm theo hơi thở có mùi khó chịu. Thường sẽ có các nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị chua miệng, bao gồm:
Dấu hiệu chua miệng bắt nguồn từ việc dư thừa axit trong dạ dày như men tiêu hóa, dịch mật hoặc axit HCl làm chúng bị đẩy ngược lên thực quản và ứ đọng lại hầu họng gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
Song song với đó thì tuyến nước bọt cũng tiết nhiều hơn và kèm theo vị chua do có dịch dạ dày. Bên cạnh đó người bệnh dạ dày còn hay ợ nóng, ợ chua mang theo hơi khí từ dạ dày ra ngoài theo đường miệng nên còn được gọi là triệu chứng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày - chính là thức ăn đang được tiêu hóa dang dở trong dạ dày.
Nguyên nhân thứ hai làm miệng bị chua xuất phát từ bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng hoặc trồng răng giả cũng có nguy cơ bị chua miệng. Vì thế bước chăm sóc răng miệng đúng cách, kỹ lưỡng là cực kỳ quan trọng giữ cho khoang miệng sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập phát triển gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bên cạnh đó việc miệng có vị chua còn do tác dụng phụ của một số thuốc làm tăng lượng axit trong dạ dày, kích thích quá trình co bóp của dạ dày gây viêm, loét dạ dày.
Miệng bị chua còn là kết quả do cơ thể bị bệnh viêm xoang, cảm lạnh hoặc nhiều bệnh nhiễm trùng khác khi cơ thể sẽ tự động sinh ra nhiều loại protein khác nhau làm ảnh hưởng đến vị giác gây ra hiện tượng đắng hoặc chua miệng.
Nguyên nhân khiến miệng bị chua có thể nhiều người không ngờ đó là do không uống đủ nước, việc cơ thể mất nước làm thay đổi vị giác và làm miệng khô kèm theo nhiều vị lạ xuất hiện như chua miệng, đắng miệng,...
Mặc dù hiện tượng miệng bị chua không phải vấn đề đáng lo ngại nhưng để khắc phục hiệu quả thì chúng ta cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra bệnh là gì, từ đó mới có giải pháp cải thiện hiệu quả và dễ dàng hơn.
Mọi người có thể cải thiện triệu chứng miệng bị chua từ việc thay đổi các thói quen sinh hoạt mỗi ngày như sau:
Bên cạnh các thay đổi trong chế độ sinh hoạt mỗi ngày thì mọi người có thể áp dụng các mẹo trị chua miệng dưới đây từ dân gian:
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các nguyên nhân ẩn sau dấu hiệu miệng bị chua để có cách can thiệp hiệu quả, tốt nhất nên đi tái khám tại các cơ sở y tế để sớm cải thiện vị giác và ăn ngon miệng hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.