Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhạt miệng xuất phát từ những thói quen sinh hoạt mỗi ngày trong ăn uống, chăm sóc răng miệng hoặc do tác dụng phụ của thuốc và khi mang thai,... Bên cạnh đó, nhạt miệng còn là “tín hiệu” cho biết cơ thể không khỏe và cần được can thiệp sớm nhất.
Cơ thể khỏe mạnh là khi bạn ăn gì cũng cảm thấy ngon miệng, ngược lại nếu có những dấu hiệu bất thường về vị giác như nhạt miệng, đắng miệng,... Thì bạn cần phải theo dõi tình hình sức khỏe của mình bằng cách thay đổi thực đơn đa dạng, ăn những món bản thân thích để xác định triệu chứng đó có mất đi không, nếu vẫn còn cảm giác nhạt miệng ăn không ngon thì tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm để có hướng điều trị cụ thể. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ nhạt miệng là bệnh gì để có cách xử lý đúng nhất.
Nhạt miệng là biểu hiện tự cảm thấy miệng không còn vị giác, bỗng nhiên bị nhạt nhẽo, thường gặp trong các trường hợp như bệnh nhân mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, hội chứng lỵ, viêm ruột, người mới vừa bị viêm nhiễm, mới vừa trải qua phẫu thuật hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Theo Đông y thì biểu hiện nhạt miệng còn đi kèm với các triệu chứng chán ăn, chân tay rã rời, chướng bụng đầy hơi và lưỡi có màu nhạt.
Bên cạnh đó dấu hiệu nhạt miệng trong thời gian dài còn được xem là đặc điểm của bệnh ung thư. Các trường hợp nhạt miệng còn lại có thể do người lớn tuổi có vị giác bị thoái hóa, không còn răng để nhai và cảm nhận thức ăn, thậm chí phải nuốt chửng nên không tiếp xúc đầy đủ với đầu nhũ vị giác dẫn đến không biết rối loạn vị giác, khứu giác.
Như đã đề cập bên trên, biểu hiện nhạt miệng không phải là một bệnh lý cụ thể mà là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh thông qua việc cảm nhận vị giác.
Bệnh tưa miệng hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men với nhiều mảng bám trắng trên bề mặt lưỡi làm xuất hiện màu nhợt nhạt hơn so với lưỡi bình thường và kèm theo cảm giác nhạt miệng.
Nhạt miệng là dấu hiệu thường xảy ra với người thường xuyên hút thuốc, sử dụng nhiều chất kích thích khác là nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch sản niêm mạc miệng xuất hiện các mảng trắng mỏng xung quanh vùng nướu răng.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến biểu hiện nhạt miệng.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng người bệnh tiểu đường sẽ cảm nhận vị ngọt lạ trong miệng là khi cơ thể đang gặp cản trở khi điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra bệnh tiểu đường còn làm giảm khả năng hấp thụ kẽm hoặc giảm lượng kẽm mà cơ thể đã hấp thụ dẫn đến biểu hiện đắng miệng.
Miệng chứa nhiều vi khuẩn tốt lẫn hại mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nên phải vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch răng và nướu giúp bạn loại bỏ được mùi hôi và có hơi thở thơm mát.
Ngược lại nếu không thường xuyên vệ sinh khoang miệng thì phần nhú lưỡi sẽ bị sưng viêm lên làm vi khuẩn tích tụ, dẫn đến xuất hiện các mảng bám trắng khiến bạn có cảm giác nhạt miệng.
Đối với người trưởng thành mỗi ngày cần bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước cho cơ thể. Nếu uống quá ít nước, sẽ có nguy cơ cao bị nhạt miệng và tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý khác.
Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc nào đó thì khả năng cao bạn sẽ có sự thay đổi trong vị giác như nhạt miệng, đắng miệng,... Thậm chí là mùi kim loại trong miệng. Điều này xảy ra khi xuất hiện tác dụng phụ khi các loại thuốc có phản ứng với nhau như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị thần kinh, điều trị ung thư,... cùng thuốc điều trị cao huyết áp và dị ứng, ngay cả các viên uống vitamin tổng hợp cũng có thể gây ra hiện tượng này
Bên cạnh các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi thì phụ nữ khi bước vào thai kỳ còn cảm thấy bị nhạt miệng đó là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến khứu và vị giác. Điều này làm nhiều mẹ bầu khó chịu vì họ có thể ghét ngay cả những mùi nước hoa, đồ ăn, đồ uống đã từng rất yêu thích thay vào đó là thèm ăn những món chưa từng thích trước đó, tuy nhiên triệu chứng này chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng kẽm sẽ gây ra nhiều mùi vị lạ trong miệng, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác về trường hợp này. Tuy vậy vẫn có một số người tin rằng kẽm làm tăng một loại protein kiểm soát vị giác hoặc làm tăng lượng gustin.
Tình trạng lo lắng căng thẳng kéo dài sẽ làm khoang miệng bị khô, tiết ít nước bọt - thành phần đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa nhiều tác nhân xấu gây bệnh ở khoang miệng, vì thế khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ không sản sinh đủ nước bọt dẫn đến có vị lạ trong miệng.
Nhạt miệng còn là biểu hiện khi cơ thể mắc bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, cảm lạnh vì đây là những bệnh phổ biến làm biến đổi vị giác của bạn, lúc này sức đề kháng của bạn sẽ chống lại nhiều tác nhân gây bệnh qua việc sản sinh nhiều protein, quá trình này sẽ gây cảm giác có vị đắng, nhạt miệng. Ngoài ra, nếu bị các bệnh về đường hô hấp, có thể xuất hiện mùi vị lạ trong miệng do các loại vi khuẩn gây ra bệnh cúm.
Bên cạnh những nguyên nhân gây ra nhạt miệng thì nhiều bạn đọc cũng đang quan tâm cách khắc phục hiệu quả triệu chứng này, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ thì bạn đọc cần thay đổi một số thói quen dưới đây để giữ răng miệng luôn sạch sẽ, phòng ngừa vi khuẩn phát triển.
Hy vọng thông tin trong bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về các dấu hiệu cũng như nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhạt miệng, qua đó Nhà thuốc Long Châu cũng gợi ý một số giải pháp tạm thời để cải thiện tình trạng này, sau đó mọi người cũng cần phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế để có kết luận chính xác nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.