Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Miệng có vị ngọt: Dấu hiệu tiềm ẩn nhiều căn bệnh đáng lo

Ngày 08/10/2023
Kích thước chữ

Miệng có vị ngọt là tình trạng dù không ăn bất kỳ món ăn nào có đường hay có chất tạo ngọt có thể là dấu hiệu về sức khỏe cần được can thiệp, vì thế người bệnh cần phải chú ý theo dõi để biết được nguyên nhân vì sao miệng lại cảm giác ngọt.

Nếu vừa ăn đồ ngọt thì có thể gây ra dư âm vị ngọt tạm thời trong miệng nhưng nếu không ăn gì mà miệng vẫn có vị ngọt thì có thể đây là dấu hiệu về các vấn đề về sức khỏe cần chữa trị. Mọi người cần tìm hiểu đúng nguyên nhân ảnh hưởng vị giác của mình để có cách cải thiện hiệu quả tình trạng này.

Dấu hiệu miệng luôn có vị ngọt

Một buổi sáng thức dậy nếu bạn cảm thấy trong miệng có vị ngọt mắc dù chưa ăn gì trước đó hoặc chỉ uống nước lọc cũng cảm thấy ngọt thì có thể triệu chứng này đang báo hiệu bệnh lý đái tháo đường hoặc chứng rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó triệu chứng này theo Đông y, dấu hiệu miệng có vị ngọt do vị giác có sự bất thường, cụ thể có 2 nguyên nhân:

  • Thứ nhất có thể do ăn quá nhiều đồ cay nóng, gây khát nước hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, lưỡi đỏ,...
  • Thứ hai là do tuổi tác cao hoặc mắc bệnh các bệnh mãn tính dẫn đến biểu hiện miệng khô, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, bị đầy bụng, táo bón tiêu chảy thường xuyên,...

Tuy vậy mặc dù với lý do nào thì khi cảm thấy miệng có vị ngọt bất thường thì mọi người cũng cần kiểm tra sức khỏe thật sớm để kịp thời có biện pháp can thiệp phù hợp.

Miệng có vị ngọt: Dấu hiệu tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm 1
Miệng có vị ngọt báo hiệu bệnh lý gì?

Nhiều bệnh lý tiềm ẩn khi miệng có vị ngọt

Miệng là cơ quan giúp chúng ta nhận biết được chính xác hương vị của các món ăn, đồng thời cũng là nơi giúp bạn nhận biết được tình hình sức khỏe hiện nay qua các biểu hiện bất thường từ vị giác như đắng miệng, chát miệng,... Đặc biệt tình trạng miệng có vị ngọt mặc dù không ăn đồ ngọt có thể là báo hiệu của một số căn bệnh phổ biến như:

Trào ngược dạ dày thực quản

Một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng sẽ có cảm nhận được vị ngọt hoặc vị kim loại ở phần cuống lưỡi, nguyên nhân xuất phát từ các axit tiêu hóa thức ăn chảy ngược vào miệng và thực quản.

Tiền sử bệnh tiểu đường

Bệnh lý tiểu đường ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra vị ngọt ở miệng do cơ thể sử dụng nhiều insulin nên khó kiểm soát lượng đường và làm đường huyết tăng cao.

Ngoài ra nếu tiểu đường không được kiểm soát thì có thể gây ra nhiều biến chứng và làm cho sức đề kháng yếu dần, dễ mắc nhiều bệnh lý khác do virus, vi khuẩn gây ra.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể gặp một trong các biến chứng là nhiễm toan ceton do cơ thể sử dụng chất béo làm năng lượng thay vì đường, dẫn đến axit ketone tích tụ nhiều trong cơ thể khiến miệng có vị ngọt. Bên cạnh đó biến chứng này còn nhận biết được qua các dấu hiệu như: Đau bụng, buồn nôn dữ dội, cảm thấy khát, cơ thể mệt mỏi,...

Gặp tổn thương hệ thần kinh

Khi mắc các bệnh về thần kinh như đã từng bị đột quỵ, động kinh hoặc gặp các chứng rối loạn khứu giác, vị giác thì miệng cũng sẽ có vị ngọt.

Miệng có vị ngọt: Dấu hiệu tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm 2
Miệng có vị ngọt còn là triệu chứng cho thấy thần kinh đang gặp tổn thương

Giai đoạn thai kỳ

Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn thai kỳ thì lượng hormone trong cơ thể cũng sẽ thay đổi, đặc biệt là tác động đến hệ tiêu hóa dẫn đến vị giác bị thay đổi khác thường và trong giai đoạn này mẹ bầu cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng tránh gặp phải tiểu đường thai kỳ.

Áp dụng chế độ eat clean giảm tinh bột

Tinh bột là nguồn năng lượng chính để duy trì các hoạt động của cơ thể, có nhiều trong các nhóm thực phẩm hiện nay, việc cắt giảm tinh bột là cách giảm cân hiệu quả được nhiều người áp dụng nếu áp dụng đúng cách, ngược lại sẽ dẫn đến hiện tượng tụt canxi, tụt huyết áp và gây ra cảm giác ngọt ở miệng.

Mắc các bệnh nhiễm trùng

Khi gặp các bệnh lý về hô hấp thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng cảm nhận của hệ thần kinh, cụ thể như cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm xoang cũng làm cho nước bọt có nhiều glucose - nguyên nhân dẫn đến miệng có vị ngọt. Khi bệnh thuyên giảm thì triệu chứng này cũng sẽ giảm theo.

Cần phải làm gì khi nước bọt có vị ngọt?

Điều quan trọng cần làm khi cảm thấy miệng có vị ngọt bất thường đó là thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nếu như vẫn không gặp bệnh lý nào mà miệng vẫn có vị ngọt thì mọi người cần thay đổi một số thói quen hằng ngày như:

  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng sau khi ăn. Đánh răng 2 lần/ngày sáng và tối để làm giảm bớt mùi khó chịu từ hôi miệng, khuyến khích sử dụng dung dịch soda và muối để loại bỏ các dư vị khó chịu trong miệng khác. Đồng thời nên kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để phát hiện sớm và kịp thời can thiệp.
  • Giảm lượng đường trong máu bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, cắt giảm các nhóm thực phẩm có nhiều carbohydrate, hạn chế các thức ăn nhanh và đồ uống có ga.
  • Sử dụng một vài sản phẩm đem lại hơi thở dễ chịu như: Lá bạc hà hay cây quế.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào khẩu phần ăn mỗi ngày để làm mới khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn giúp răng miệng luôn sạch sẽ.
Miệng có vị ngọt: Dấu hiệu tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm 3
Hạn chế các món ăn nhiều chất béo và đồ uống có ga

Nếu triệu chứng miệng có vị ngọt kéo dài trong nhiều người thì tốt nhất bạn đọc nên đi khám tại các đơn vị y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm vì đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin