Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mổ rút đinh có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí xương gãy, loại xương được mổ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, thông thường, mổ rút đinh sẽ ít đau hơn so với mổ gãy xương ban đầu vì không cần thực hiện các thao tác phức tạp như khi cố định xương.
"Mổ rút đinh có đau không?" là câu hỏi thường gặp ở các bệnh nhân cần định hình lại vùng xương bị gãy. Sau khi bác sĩ xác định vết thương đã lành hoàn toàn, sẽ tiến hành phẫu thuật để rút đinh. Sau khi rút đinh, người bệnh có thể khôi phục gần 90% chức năng ban đầu. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật mổ rút đinh vẫn khiến nhiều người lo lắng. Để hiểu rõ hơn mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết.
Khi nào thì nên cân nhắc rút đinh cố định sau chấn thương chỉnh hình? Tính chất sinh học của xương là mềm và dẻo dai. Trong khi đó, các đinh cố định và nẹp vít thường được làm từ thép không gỉ. Do sự khác biệt về tính chất này, đinh cố định chỉ hỗ trợ việc lành xương ở mức tương đối, không thể đảm bảo tính chắc chắn như mong đợi. Vì vậy, nếu có không tương thích giữa đinh cố định/nẹp với xương, có thể gây ra một số tác động phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Một số lợi ích của việc rút đinh cố định/nẹp có thể gồm:
Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân ở độ tuổi lao động nên xem xét việc rút đinh cố định ở các xương chi dưới, trong khi đối với bệnh nhân ở các xương chi trên có thể giữ nguyên. Đối với những bệnh nhân lớn tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh lý cơ bản, ít hoặc không cần di chuyển hoặc vận động, bác sĩ có thể khuyến nghị giữ nguyên đinh nẹp ở vị trí ban đầu, không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật rút ra để tránh rủi ro cho bệnh nhân.
Mổ rút đinh có đau không phụ thuộc nhiều vào độ chịu đau của mỗi người. Tuy nhiên, mổ rút đinh thường được thực hiện dưới tác dụng của thuốc gây tê hoặc gây mê, vì vậy trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân thường không cảm thấy đau. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, có thể xuất hiện một số cảm giác đau nhẹ hoặc khó chịu tại vị trí phẫu thuật. Đau sau mổ thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn.
Ngoài ra, cảm giác đau cũng có thể phụ thuộc vào mức độ phẫu thuật, vị trí và số lượng đinh cần rút ra. Đối với một số trường hợp đặc biệt như khi xương bị nhiễm trùng hoặc đinh đã thâm nhập sâu vào cơ hoặc mô mềm, việc rút đinh ra có thể gây đau đớn hơn bạn tưởng.
Tóm lại, trong hầu hết các trường hợp, mổ rút đinh thường không gây đau đớn nhiều do đã được kiểm soát bằng thuốc gây tê hoặc gây mê. Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc mổ rút đinh có đau không.
Ngoài việc chọn lựa phẫu thuật rút đinh cố định, bệnh nhân có thể xem xét những biện pháp tạm thời sau đây:
Nếu không thực hiện phẫu thuật, điều gì có thể xảy ra? Bỏ qua việc rút đinh cố định có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy việc để dụng cụ kim loại trong cơ thể quá lâu có thể tăng nguy cơ nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, nguy cơ này không cao đến mức đáng lo ngại, vì vậy bệnh nhân cũng không cần phải lo lắng quá mức.
Trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật rút đinh cố định, bệnh nhân cần hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy thảo luận với bác sĩ để nhận được thông tin, hướng dẫn cụ thể hơn. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc mổ rút đinh có đau không.
Xem thêm: Đóng đinh nội tủy là gì? Ưu điểm, rủi ro của phương pháp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...