Tình trạng ngứa đầu ti đem đến một cảm giác cực kỳ khó chịu cho các chị em. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau tuy không mấy gây hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nghiêm trọng. Các cơn ngứa đầu ti có thể nặng hoặc nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện hoặc xuất hiện liên tục.
Khi gặp cơn ngứa như vậy nếu bạn liên tục gãi, vùng da có thể sẽ bị sưng đỏ, nứt hoặc dày lên. Vậy cần làm gì khi ngứa đầu ti, chăm sóc đầu ti sao cho đúng cách? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Biểu hiện của ngứa đầu ti
Biểu hiện của ngứa đầu ti nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lại khá phức tạp, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng người mà chúng ta có thấy các biểu hiện diễn ra khác nhau. Có bệnh nhân thấy hiện tượng ngứa đầu ti xảy ra rất nhẹ, không thường xuyên nên cũng không để ý.
Một số bệnh nhân thì tình trạng này xảy ra khá thường xuyên, theo chu kỳ, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vô cùng, nhất là khi có cảm giác ngứa nhiều, liên tục.
Có bệnh nhân lại thấy hiện tượng ngứa đầu ti đột nhiên xuất hiện và ngứa dữ dội, ngứa nhiều, thậm chí kéo theo hiện tượng sưng tấy khiến người bệnh bị đau ở vú, ngứa rát.
Ngứa đầu ti khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và phiền toái
Hiện tượng ngứa đầu ti có thể mất đi sau một thời gian nhưng cũng có thể tiến triển nặng hơn và khiến người bệnh gãi nhiều dẫn đến dễ bị sưng tấy, nhiễm trùng.
Ngứa đầu vú khiến người bệnh cảm thấy phiền toái và khó chịu. Nhiều người trở nên cáu kỉnh hơn khi gặp phải các hiện tượng này nhưng họ không biết nguyên nhân thực sự do đâu để hạn chế.
Nguyên nhân gây ngứa đầu ti
Theo các chuyên gia, ngứa đầu ti là một hiện tượng tương đối bình thường và có thể xuất hiện nhiều lần trong đời mỗi phụ nữ nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu của một loại bệnh lý. Một số nguyên nhân thường gặp nhất với triệu chứng điển hình là ngứa đầu ti chị em cần biết như:
-
Do thời tiết: Thời tiết khô lạnh, cơ thể không tiết đủ mồ hôi, axit hữu cơ khiến da bị khô, kém đàn hồi, nứt nẻ. Tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn bám víu và xâm nhập vào da gây ngứa đầu ti.
-
Viêm da cơ địa (chàm): Gây tổn thương dạng ban ở núm vú và xung quanh, ngoài triệu chứng đau, ngứa, bạn cũng có thể gặp các loại mụn nước ở vùng tổn thương.
-
Ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai: Tăng cân, ốm nghén, thay đổi hormone cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai.
-
Nuôi con bằng sữa mẹ: Trong quá trình cho con bú, lượng sữa dư thừa, núm vú bị bé cắn và các vấn đề khi em bé ngậm nhũ hóa trong khi bú có thể gây ngứa đầu ti.
-
Viêm vú, nhiễm trùng vú: Có thể do bị tắc ống sữa hoặc tiếp xúc với các loại vi khuẩn từ bên ngoài môi trường hoặc từ miệng em bé.
-
Phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh: Hormone estrogen của phụ nữ có xu hướng đi xuống và thấp hơn so với thời kỳ mãn kinh, da khó giữ độ ẩm cần thiết, gây ngứa vùng nhũ hoa.
-
Bệnh Paget ở ngực: là một dạng ung thư vú hiếm gặp, bắt đầu từ ống dẫn của vú và lan đến núm vú và các khu vực xung quanh
-
Vì khối u lành tính: Một khối u lành tính trong tuyến vú có thể gây ra tình trạng ngứa đầu ti và làm khó chịu vùng “núi đồi” của bạn.
-
Xạ trị: Điều trị các bệnh lý ung thư vú có thể gây ra hiện tượng khô da toàn thân và đặc biệt là ở nhũ hoa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngứa đầu ti ngay cả khi điều trị kết thúc. Vì da đã bị nhiễm xạ khiến làn da bỏng rát, ngứa khi thay da mới.
Ngứa đầu ti do mẹ cho bé bú không đúng cách
Ngoài ra, ngứa đầu ti cũng có thể do dị ứng hóa chất, đồ lót hoặc nhũ hoa bị chà xát với áo lót khi bạn tập thể dục hoặc mặc đồ lót quá chật.
Cách điều trị ngứa đầu ti hiệu quả
Phương pháp điều trị ngứa núm vú hoặc tuyến vú cần phụ thuộc vào các nguyên nhân bị ngứa đầu ti. Những ai bị ngứa đầu ti do viêm vú thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm ở dạng kem. Cách khác có thể giúp bạn giảm các triệu chứng viêm vú gồm: Uống nhiều nước, nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
Người bị bệnh Paget vú và ung thư vú có thể điều trị bằng nhiều cách như: Xạ trị, hóa trị, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần vú.
Phụ nữ khi mang thai và cho con bú bị ngứa đầu ti thì nên giữ ngực luôn sạch sẽ và khô thoáng,…
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ cho những người bị bệnh Paget vú và ung thư vú
Cách phòng ngừa ngứa đầu ti hiệu quả
Để ngăn ngừa tình trạng ngứa núm vú hoặc ngứa đầu ti do dị ứng bằng các thói quen chăm sóc da đúng cách. Bạn có thể lấy hết lượng sữa trong vú ra sau khi cho trẻ bú để ngăn ngừa tình trạng ngứa núm vú. Một số biện pháp phòng ngừa như sau:
-
Khi cho con bú bạn nên thay đổi tư thế đồng đều;
-
Hạn chế để con chỉ bú 1 bên mà nên xen kẽ cả 2 bên;
-
Cho con bú từng bên một.
Để biết cách cho con bú tối ưu hơn, bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Nếu ung thư là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa núm vú thì sẽ không ngăn chặn được. Tuy nhiên, bạn có thể giảm được cơn ngứa nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh.
Nếu sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc da đúng cách thì tình trạng ngứa đầu ti cũng sẽ biến mất. Nhưng đừng chủ quan vì cơn ngứa có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Vì thế, nếu xuất hiện những cơ ngứa dai dẳng hoặc các triệu chứng nghiêm trọng bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nhé.
Phương pháp chăm sóc đầu ti giảm tình trạng ngứa ngáy
Ngứa đầu ti do mãn kinh thì bạn nên sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ, dưỡng ẩm thường xuyên và hạn chế tắm nước nóng để tránh nhũ hoa bị ngứa.
Sử dụng kem dưỡng da giúp giảm viêm, giảm ngứa
Thường thì ngứa núm vú hay tuyến vú sẽ giảm sau khi bạn được thăm khám và chữa trị các nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa đầu ti. Những cách khác bạn có thể áp dụng để giảm nhẹ sự ngứa ngáy khó chịu là sử dụng thuốc không kê đơn hoặc chăm sóc da bằng việc tắm rửa bằng xà phòng nhẹ cùng nước ấm.
Bạn có thể sử dụng kem dưỡng da không chứa chất tạo mùi hay tạo màu nhân tạo để giảm các triệu chứng. Các thuốc bôi có corticosteroid, có thể giảm viêm, bớt ngứa. Nếu bị ngứa vì dị ứng bạn có thể tránh các chất dị ứng để tránh ngứa hiệu quả.
Nếu tuyến vú hoặc núm vú không giảm ngứa hoặc hết ngứa sau khi dùng thuốc bạn nên đi khám bác sĩ.
Ngứa đầu ti có sao không? Tình trạng này có thể biến mất sau khi bạn dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ và bạn biết cách chăm sóc da đúng cách. Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà vẫn chưa đỡ thì hãy lập tức thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp