Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Môi bé bị rách là một vấn đề phụ nữ có thể gặp phải trong quá trình quan hệ tình dục hoặc sau sinh. Vậy nguyên nhân do đâu và biện pháp khắc phục tình trạng môi bé bị rách như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Môi bé bị rách thường gây ra sự đau đớn và khó chịu cho phụ nữ không chỉ trong quá trình quan hệ tình dục mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra môi bé bị rách. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và khắc khắc phục sẽ khiến tình trạng môi bé bị rách được hạn chế đến mức thấp nhất.
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây rách môi bé, hãy cùng đi sâu vào cấu tạo và chức năng của phần này. Môi bé, một cặp nếp da mỏng, là một phần của âm hộ hay cơ quan sinh sản bên ngoài của phụ nữ. Nằm trong khu vực gần tiền đình âm hộ, môi bé bao gồm hai lớp môi lớn, được tách ra bởi rãnh gian môi. Kích thước thông thường của môi bé là khoảng 4 - 6 cm chiều dài và 0,5 cm chiều rộng.
Môi bé có hai nếp, nếp nông phủ mặt nông của âm vật và nếp tương ứng đối diện, tạo thành mũ âm vật. Phía sau, hai môi bé kết hợp lại thành hãm môi âm hộ. Chức năng chính của môi bé là tạo điều kiện cho tinh trùng đi vào cơ thể và bảo vệ các cơ quan sinh dục bên trong như âm hộ, âm đạo và niệu đạo khỏi tác nhân gây bệnh, kích ứng và viêm nhiễm. Đặc biệt, môi bé còn đóng vai trò quan trọng trong tình dục, góp phần tạo ra khoái cảm và kích thích sản xuất chất nhầy bôi trơn, giúp quá trình giao hợp diễn ra thuận lợi hơn.
Sau đây, hãy tiếp tục khám phá về các nguyên nhân có thể gây rách môi bé và những biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp để duy trì sức khỏe tốt cho phần quan trọng này của cơ thể.
Môi bé là phần của cơ quan sinh dục nữ tiếp xúc trực tiếp với dương vật và tiết ra chất bôi trơn giúp dương vật dễ dàng thâm nhập vào âm đạo. Nếu không tiết đủ lượng chất bôi trơn để giảm ma sát giữa dương vật và môi bé, môi bé có thể bị kích ứng và xuất hiện vết rách. Rách môi bé là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là trong quá trình quan hệ tình dục.
Các chuyên gia cũng cho biết tình trạng khô âm đạo là một nguyên nhân chính gây ra vết rách ở môi bé. Ngoài ra, có một số yếu tố khác đóng vai trò trong việc gây ra vết rách môi bé ở phụ nữ, bao gồm:
Khi phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh, hàm lượng estrogen - một hormone quan trọng trong cơ thể nữ - có xu hướng giảm. Điều này dẫn đến sự giảm hormone kích thích sinh dục và làm cho vùng kín thiếu độ ẩm, gây ra vết rách môi bé, đặc biệt là trong quá trình quan hệ tình dục.
Khi tham gia quan hệ tình dục mà không đạt được đủ kích thích, sẽ dẫn đến việc tiết ra chất dịch âm đạo không đủ. Điều này có thể gây khô âm đạo và tăng nguy cơ môi bé bị rách. Ngoài ra, trong quá trình quan hệ, nếu cố thâm nhập hoặc sử dụng tay (với móng tay chưa được cắt) mà không sử dụng chất gel bôi trơn, sẽ tạo ra ma sát mạnh và gây tổn thương hoặc rách môi bé.
Sử dụng tư thế không phù hợp có thể tăng nguy cơ gây vết rách và trầy xước môi bé hơn so với các tư thế khác. Sử dụng đồ chơi tình dục cũng có thể làm hỏng môi bé. Một phần là do các loại đồ chơi này được làm từ chất liệu gây kích ứng da, hoặc bởi vì chúng có các cạnh không bằng phẳng hoặc sắc nhọn.
Quan hệ tình dục thô bạo có thể gây tổn thương và rách môi bé. Dương vật có kích thước quá lớn so với kích thước "cô bé" cũng có thể gây rách môi bé, đặc biệt là đối với những người có quan hệ tình dục lần đầu.
Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh, nếu chị em thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc móng tay cứng và sắc nhọn va chạm vào môi bé, cũng có thể gây trầy xước hoặc rách bộ phận này.
Mặc dù vết rách trên môi bé không mang tính nguy hiểm, nhưng nó có thể gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thực hiện quan hệ tình dục. Ngoài ra, việc môi bé bị rách cũng có thể gây chảy máu và tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Việc không chú ý chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Trong trường hợp này, các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập sâu vào âm đạo và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí gây vô sinh hoặc hiếm muộn.
Vì vậy, việc tìm hiểu cách khắc phục vết rách trên môi bé là rất quan trọng. Để biết cách khắc phục tình trạng này, tốt nhất là chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra một cách chi tiết. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp khắc phục phù hợp.
Bên cạnh đó, khi gặp tình trạng rách môi bé, để giúp vết thương lành nhanh chóng, chị em cần lưu ý các điều sau:
Hiện tại, sau khi được thăm khám, đối với tình trạng rách môi bé, nếu vết thương nông và nhỏ, không chảy nhiều máu, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh vùng kín và hướng dẫn cách chăm sóc để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu vết thương lớn và sâu, bác sĩ có thể phải tiến hành khâu để kiềm máu và giúp vết thương hồi phục nhanh chóng.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng môi bé bị rách. Nếu môi bé bị rách, tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế. Bác sĩ có thể cung cấp những lời khuyên chuyên môn và đề xuất các phương pháp điều trị nhằm giảm đau và khôi phục môi bé một cách hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.