Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn thuộc tuýp người có dáng người quả táo? Quả lê? Hay dáng người "thước kẻ"? Nhận biết dáng người của mình không phải chỉ phục vụ việc giảm cân như chúng ta vẫn lầm tưởng mà có thể giúp bạn biết được những nguy cơ về sức khỏe mà bạn có thể phải đối mặt.
Có rất nhiều yếu tố có thể xác định dáng người của chúng ta như gen di truyền, lối sống, giới tính và tuổi tác. Dựa trên sự phân bổ tổng thể chất béo trong cơ thể, các nhà khoa học chia ra các nhóm dáng người như: Quả táo, quả lê, đồng hồ cát, tam giác ngược, và hình chữ nhật.
Dáng người đóng vai trò trong việc quyết định sức vấn đề về sức khỏe của bạn, từ đó bạn có thể quản lý lối sống của mình tốt hơn để luôn khỏe mạnh. Dưới đây là những vấn đề về sức khỏe mà từng nhóm dáng người có khả năng cao phải đối mặt.
Rủi ro về sức khỏe
Người thân hình quả táo có nguy cơ béo bụng cao, và đây cũng là nhóm người có khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe cao nhất so với các nhóm còn lại. Béo bụng có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nó cũng có thể có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Nếu bạn có thân hình quả táo nhưng không thừa cân – nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn dưới 25 - bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường cao hơn những người có vòng eo nhỏ hơn.
Cách cải thiện
Giảm lượng mỡ vòng eo bằng cách tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục chuyên sâu. Ăn nhiều trái cây và rau quả, và ít protein béo hơn, chẳng hạn như cá hồi. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm cân, đồng thời có thể kết hợp các bài tập tăng cường cơ bụng để làm săn chắc cơ.
Rủi ro sức khỏe
Các nghiên cứu trước đây cho biết chất béo tích tụ ở hông, đùi và mông có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy điều ngược lại – thân dưới gọn gàng - tức là chất béo tích tụ ít hơn ở vùng hông, đùi, mông - có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Dẫu vậy, nếu bạn thừa cân, giảm cân ở bất kỳ phần nào – bụng, chân hoặc mông – đều hữu ích trong việc giảm cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cách cải thiện
Chất béo tích tụ ở phần dưới cơ thể tương đối khó giảm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm cân thành công bằng cách ăn kiêng và tập thể dục. Hãy cố gắng giảm cân bằng cách chia khẩu phần ăn thành các bữa ăn nhỏ hơn, ăn nhiều rau, trái cây và protein ít chất béo.
Rủi ro sức khỏe
Nếu bạn có dáng người đồng hồ cát, lượng mỡ của bạn sẽ không tập trung ở một vùng nhất định như những người có dáng người quả táo hoặc lê. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ khó có thể phát hiện ra tình trạng tăng cân nếu bạn không thường xuyên kiểm tra cân nặng cuả mình. Và tất nhiên, nếu bạn thừa cân, bạn cũng có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim cao hơn. Tuy nhiên, đây lại là dáng người có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe ít nhất so với các nhóm còn lại.
Cách cải thiện
Hãy luyện tập các bài thể dục toàn thân bởi bạn có thể tăng lượng cơ ở cả phần trên và phần dưới cơ thể. Bạn cũng có thể thêm nhiều thực phẩm ít chất béo và nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của mình để duy trì cân nặng hợp lý.
Rủi ro sức khỏe
Nhóm người này có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tương đối cao do kích thước ngực tương đối lớn. Tuy nhiên, không nhất thiết kích thước ngực lớn khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị ung thư vú – nó phụ thuộc vào mô kết nối. Nếu mô liên kết nhiều hơn mô mỡ, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Bạn có thể xác định mật độ nhu mô của mình thông qua kiểm tra X-quang tuyến vú thường xuyên.
Cách cải thiện
Bạn có thể tập các bài tập giúp tăng phần cơ của phần dưới cơ thể, chẳng hạn như squat hoặc nâng chân. Bạn có thể đo chỉ số BMI của mình để kiểm soát cân nặng do thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, chẳng hạn như ung thư vú. Vẫn theo quy tắc cũ, bạn cần tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo hơn và duy trì hoạt động thể chất để duy trì cân nặng hợp lý.
Rủi ro sức khỏe
Nhiều người nổi tiếng sở hữu thân hình này, nhưng không có nghĩa là tất cả những người có thân hình chữ nhật đều gầy. Nếu bạn thuộc nhóm người này và đang thừa cân, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường cao hơn.
Nếu bạn là phụ nữ thuộc nhóm người này và trong tình trạng nhẹ cân, bạn có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như các vấn đề về kinh nguyệt, mang thai, suy dinh dưỡng và trầm cảm.
Cách cải thiện
Mặc dù đây là dáng người khó tăng cân nhưng bạn cũng nên theo dõi chế độ ăn uống và tập luyện của mình. Hãy tìm hiểu chế độ tăng cân lành mạnh để tránh tình trạng tăng cân do mỡ, bởi khi bạn nhiều mỡ. Cho dù dáng người bạn trông có vẻ cân đối, bạn vẫn có nguy cơ đối mặt với các vấn đề về sức khỏe như người béo phì.
Trên đây là mối liên quan giữa vóc dáng cơ thể và sức khỏe. Hình dáng cơ thể giúp bạn đoán được mình có xu hướng mắc các loại bệnh nào và vùng mỡ tập trung ở đâu để có biện pháp giảm cân phù hợp. Lời khuyên là đừng quá tự tin về vóc dáng cân đối của mình, nếu bạn đang thật sự chưa cân đối về tỉ lệ cơ – mỡ trong cơ thể. Hãy tìm hiểu cơ thể của mình để cải thiện sức khỏe một cách phù hợp cho bản thân và cho cả gia đình.
Tuyết Linh
Nguồn tham khảo: Penn Medicine
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.