Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Môi trường làm việc độc hại là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ứng phó

Ngày 29/07/2024
Kích thước chữ

Bên cạnh mô tả và phúc lợi công việc, văn hóa nơi làm việc cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi tìm kiếm một công việc mới. Tuy nhiên, một môi trường làm việc độc hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của đội ngũ nhân viên, dẫn đến sự mất hứng thú với công việc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu môi trường làm việc độc hại là gì, dấu hiệu nhận biết để có ứng phó và tránh xa chúng.

Mọi người lao động đều mong muốn làm việc trong một môi trường lý tưởng, được đảm bảo các quyền lợi cơ bản và cho phép họ làm việc với tất cả nhiệt huyết. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những môi trường làm việc độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng công việc.

Môi trường làm việc độc hại là gì?

Môi trường làm việc độc hại hay toxic workplace được hiểu là nơi làm việc tồn tại nhiều dấu hiệu tiêu cực như: Xung đột cá nhân, chống đối, bắt nạt, thao túng gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần người lao động và chất lượng công việc. Khi đó nhân viên thường phải đối mặt với các hành vi, tình huống hoặc nội dung gây ra áp lực công việc, căng thẳng, bạo lực, bất công hay mâu thuẫn với giá trị cá nhân của người lao động.

Môi trường làm việc độc hại là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ứng phó - 1
Môi trường làm việc độc hại dùng để "ám chỉ" nơi làm việc có nhiều dấu hiệu tiêu cực

Những môi trường độc hại này khá phổ biến hiện nay. Điều này phản ánh sự yếu kém trong cách quản lý và xây dựng văn hóa công ty. Kết quả dẫn đến là chất lượng công việc giảm sút, nhân viên liên tục rời bỏ và không có sự gắn bó bền vững.

Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại là gì?

Khi làm việc trong một môi trường độc hại, người lao động thường cảm thấy không an toàn về mặt tâm lý, hay xuất hiện cảm giác tiêu cực, đối mặt với ý muốn gây hấn và sự cạnh tranh không lành mạnh. Theo nghiên cứu, môi trường làm việc độc hại có những đặc điểm sau:

  • Có hành vi tự ái;
  • Lãnh đạo thích công kích;
  • Bắt nạt;
  • Tẩy chay;
  • Quấy rối;
  • Xuất hiện hành vi đe dọa từ người quản lý và đồng nghiệp.

Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu góp phần tạo ra môi trường làm việc độc hại như:

  • Người quản lý, chủ doanh nghiệp phá hoại khiến bạn thất vọng;
  • Quản lý vi mô;
  • Quá nhiều tin đồn;
  • Hành vi bè phái;
  • Ông chủ, quản lý hoặc đồng nghiệp thụ động;
  • Bị phân biệt đối xử;
  • Có thành kiến;
  • Môi trường độc hại;
  • Điều kiện làm việc không an toàn;
  • Điều kiện làm việc khắc nghiệt (ghen tị với thành công của người khác hoặc cố gắng làm xấu bạn);
  • Thiếu tôn trọng;
  • Thiếu cơ hội phát triển;
  • Khối lượng công việc không thực tế;
  • Lương thấp;
  • Lịch trình không thể đoán trước;
  • Đồng nghiệp có thái độ cư xử hay hành vi không phù hợp;
  • Tồn tại nhiều chỉ trích không mang tính xây dựng;
  • Sếp, quản lý liên tục dọa sa thải nhân viên;
  • Bầu không khí tiêu cực kéo dài.
Môi trường làm việc độc hại là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ứng phó - 2
Bị phân biệt đối xử là một trong những dấu hiệu của môi trường làm việc độc hại

Ảnh hưởng của môi trường làm việc độc hại đến người lao động

Môi trường làm việc độc hại có rất nhiều tác động tiêu cực đến người lao động, bao gồm:

Giảm năng suất cũng như chất lượng công việc

Tại nơi làm việc, giao tiếp và hỗ trợ lẫn nhau là rất quan trọng để hoàn thành công việc. Không khí căng thẳng, trì trệ trong môi trường làm việc độc hại với những đồng nghiệp "toxic" không hợp tác sẽ khiến năng suất và chất lượng công việc bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này kéo dài sẽ gây mất sự gắn kết giữa các nhân viên, kìm hãm sự đổi mới và sáng tạo, khiến năng suất giảm, dẫn đến doanh thu của cả tổ chức không cao.

Mất động lực làm việc

Khi chất lượng công việc không đạt như mong muốn do các yếu tố từ môi trường làm việc, bạn sẽ cảm thấy chán nản và mất động lực làm việc. Những yếu tố như: Cấp trên quản lý cực đoan hoặc thiếu cơ hội phát triển cũng làm giảm nhiệt huyết trong công việc.

Kiệt quệ thể chất và tinh thần

Môi trường làm việc độc hại làm mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, gây căng thẳng, mệt mỏi và lâu dài có thể dẫn đến kiệt quệ về thể chất và tinh thần. Các triệu chứng như: Mất ngủ, đau đầu, đau lưng cũng như các tình trạng suy giảm thể chất khác rất thường gặp ở người lao động làm việc trong môi trường độc hại. Việc chú ý đến những biểu hiện bất thường của cơ thể cũng giúp đánh giá xem môi trường làm việc của bạn có độc hại và có cần thay đổi hay không.

Môi trường làm việc độc hại là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ứng phó - 3
Môi trường làm việc độc hại có thể gây ra kiệt quệ thể chất và tinh thần

Bên cạnh đó, nếu bạn dành 8 giờ mỗi ngày trong một môi trường đầy tiêu cực, sức khỏe tinh thần của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố như: Quấy rối, bắt nạt và tẩy chay trong môi trường làm việc độc hại có thể gây căng thẳng tâm lý nghiêm trọng, kéo theo tình trạng kiệt sức và giảm hiệu quả công việc của tổ chức. Điều này kéo dài sẽ làm mất sự gắn kết giữa các nhân viên, giảm năng suất, kìm hãm sự sáng tạo và đổi mới, làm giảm doanh thu của tổ chức.

Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cá nhân

Những áp lực từ môi trường làm việc độc hại có thể làm bạn trở nên cáu gắt và chán nản hơn khi đối mặt với khó khăn, luôn cảm thấy phải cạnh tranh và chạy đua liên tục trước nguy cơ bị đào thải. Nếu không thể tách biệt công việc với đời sống cá nhân, bạn có thể mang về nhà những trải nghiệm, cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến người thân, gia đình và bạn bè. Điều này làm giảm nguồn động viên tinh thần từ các mối quan hệ, tạo nên một vòng xoáy áp lực từ gia đình, xã hội và công việc không thể giải quyết được.

Cách ứng phó khi phải ở trong môi trường làm việc độc hại

Người lao động có thể tự bảo vệ bản thân khi làm việc trong môi trường độc hại thông qua những phương thức sau:

  • Tập trung vào chuyên môn của mình: Bỏ qua những vấn đề bên lề và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao sẽ giúp bạn tránh khỏi những tác động tiêu cực từ đồng nghiệp và lãnh đạo.
  • Xác thực những yêu cầu được giao: Trao đổi cụ thể với người hướng dẫn về cách hiểu của bạn đối với nhiệm vụ được giao sẽ giúp tránh sai sót và bất đồng không đáng có trong công việc.
  • Nhận đánh giá môi trường làm việc từ người khác: Đánh giá khách quan từ bạn bè, người thân hay đồng nghiệp ở bộ phận khác có thể giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về môi trường làm việc của bản thân. Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp để đối diện tốt hơn.
  • Quản lý ngược: Người lao động nên có những cuộc nói chuyện minh bạch và thẳng thắn với người hướng dẫn hay lãnh đạo về những khó khăn trong công việc. Điều này sẽ có tác động nhất định đến lãnh đạo, tạo ra suy nghĩ về việc thay đổi môi trường làm việc.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người độc hại: Hạn chế các cuộc trao đổi hay họp riêng với những người mà bạn cho là có tính cách độc hại. Khi có người khác ở bên cạnh bạn có thể tránh khỏi việc bị những người độc hại này tấn công.
  • Thôi việc: Đây có vẻ là biện pháp tiêu cực nhưng thực ra là cách đơn giản nhất để thoát khỏi môi trường làm việc độc hại. Tuy nhiên, cần cân nhắc ưu - nhược điểm của phương thức này để tránh phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn hậu thất nghiệp.
Môi trường làm việc độc hại là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ứng phó - 4
Tập trung vào chuyên môn và công việc của bản thân sẽ giúp bạn tránh được những tác động tiêu cực

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nhận biết môi trường làm việc độc hại để có biện pháp tránh những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến chất lượng công việc cũng như tinh thần và sức khỏe tổng thể. Bạn nên tìm hiểu tác động của môi trường độc hại đến bản thân và cách bảo vệ mình trong các tình huống xấu. Đồng thời nên cẩn trọng hơn khi lựa chọn nơi làm việc, vì môi trường làm việc lý tưởng sẽ giúp bạn đạt hiệu suất tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin