Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
Ngày 25/03/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Để tìm hiểu kỹ hơn về quấy rối là gì và cách ứng xử như thế nào khi gặp trường hợp này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để giúp bạn đọc nâng cao cảnh giác khi gặp tình trạng này.
Ngày nay, việc quấy rối xảy ra phổ biến ở nhiều địa điểm và dưới nhiều dạng khác nhau, gây ra cảm giác mất an toàn và lo lắng cho mọi người. Nguyên nhân của hành vi này có thể đến từ sự phân biệt về chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc quốc gia, tuổi tác, tình trạng khuyết tật hoặc thông tin di truyền. Vậy quấy rối là gì và chúng ta cần phải hành động như thế nào khi gặp quấy rối?
Quấy rối là gì?
Hành vi quấy rối bằng lời nói hoặc hành động vật lý nhằm mục đích làm mất uy tín hoặc hạ thấp người khác hoặc thể hiện sự thù địch đối với một nhóm người hay cá nhân nào đó, tạo ra môi trường làm việc hoặc học tập đầy căng thẳng và đáng sợ. Trong suốt 5 năm vừa qua tại Mỹ, đã có nhiều yếu tố dẫn đến hành vi quấy rối ở nơi công cộng, đặc biệt là đối với các nhóm văn hóa như người LGBT, người Hồi giáo, người da đen và các nhóm khác. Hiện nay, phụ nữ ở độ tuổi trẻ đang đối diện với nguy cơ cao nhất bị quấy rối.
Các hành vi quấy rối nơi công cộng có thể bao gồm:
Phát ngôn thô lỗ hoặc xúc phạm.
Sử dụng ngôn từ phân biệt về chủng tộc, giới tính, hoặc đồng tính luyến ái đối với một cá nhân.
Gây phiền toái bằng tiếng ồn hoặc gạ gẫm người khác.
Hiển thị hoặc chia sẻ nội dung khiêu dâm mà không có sự đồng ý.
Chúng tôi đã cung cấp thông tin về quấy rối là gì, vậy cần làm gì khi gặp kẻ quấy rối đang quấy rối người khác, chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Cần làm gì khi thấy người khác bị quấy rối?
Khi bạn chứng kiến người khác bị quấy rối, có một số cách bạn có thể giúp họ, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Giao tiếp trực tiếp với người bị quấy rối bằng cách sử dụng ánh mắt hoặc tiến lại gần họ. Nếu an toàn và trong khả năng kiểm soát, hãy can thiệp bằng cách đứng giữa người bị quấy rối và kẻ quấy rối như:
Bắt đầu một cuộc trò chuyện thân thiện với người bị quấy rối, tìm cách lại gần họ và cho họ biết bạn sẵn lòng giúp đỡ. Hãy cố gắng phớt lờ kẻ quấy rối, đây có thể làm dịu bớt tình hình, thay đổi tâm trạng và khiến kẻ quấy rối rời đi trong một số trường hợp.
Trực tiếp đối mặt với kẻ quấy rối nếu bạn cảm thấy an toàn và có thể kiểm soát tình huống. Đơn giản chỉ cần nói như "điều đó không thích hợp" hoặc "xin hãy để mọi người yên tĩnh". Tuy có thể giúp ích, nhưng cũng có thể gây ra xích mích hoặc căng thẳng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, quyết định can thiệp trực tiếp hay không phụ thuộc vào đánh giá cụ thể của bạn về tình hình.
Đánh giá mức độ an toàn và xem xét có nơi nào an toàn hơn để đưa người bị quấy rối đến. Tìm xem xung quanh có ai khác có thể giúp đỡ không.
Ghi lại tình huống nếu có thể bằng cách chụp ảnh hoặc quay video ngay lúc đó. Hỏi người bị quấy rối xem họ có đồng ý ghi hình lại sự việc không. Điều này có thể hữu ích sau này nếu tình hình trở nên nghiêm trọng và cần sự can thiệp của pháp luật và các cơ quan chức năng.
Báo cáo sự việc cho các tổ chức có thẩm quyền địa phương liên quan đến vấn đề quấy rối hoặc cho các tổ chức bảo vệ quyền của con người.
Kiểm tra tình trạng của người bị quấy rối trong và sau khi sự việc xảy ra, đảm bảo rằng họ đang ổn định về mặt tâm lý và thể chất.
Hậu quả của việc quấy rối
Quấy rối, dưới mọi hình thức, là các hành vi hoặc lời nói không phù hợp, không mang lại lợi ích cho bất kỳ cá nhân hoặc nhóm cá nhân nào. Các hậu quả của quấy rối bao gồm:
Ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của những người bị quấy rối và cả những người thân của họ.
Gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của nạn nhân.
Tạo ra một môi trường xã hội mà các hành vi thiếu chừng mực, thiếu văn minh và thiếu văn hóa được chấp nhận.
Đưa đạo đức con người xuống thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai.
Trên đây là những thông tin về quấy rối là gì và cần làm gì khi gặp người lạ bị quấy rối. Hy vọng nếu có gặp các tình huống này, các bạn hãy thật bình tĩnh và tìm ra cách xử lý khôn khéo nhất để đảm bảo an toàn cho chính mình và người bị quấy rối.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.