Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong quá trình làm việc, chúng ta không thể không có những lần bị áp lực, mệt mỏi quá tải công việc. Áp lực công việc tác động tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe, làm trì trệ công việc và cuộc sống cá nhân, nếu kéo dài có thể gây trầm cảm và các bệnh về tâm thần.
Áp lực công việc là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở mức thấp nhất khiến con người cảm thấy lúc nào cũng khó khăn, mệt mỏi khi phải đối diện với công việc. Khi rơi vào trạng thái bị áp lực, con người sẽ không có đủ năng lượng để làm việc và thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và cuộc sống cá nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những mệt mỏi, áp lực, căng thẳng công việc, nhưng chủ yếu thường bắt nguồn từ các nguyên nhân dưới đây:
Khi bị giao quá nhiều việc mà thời gian để hoàn thành lại gấp rút, phải gồng người lên làm việc để hoàn thành chúng kể cả ngày đêm. Chính áp lực về thời gian như thế đã làm xuất hiện cảm giác lo sợ, hồi hộp và bất an, từ đó làm kiệt quệ tinh thần và sức lực của chúng ta. Đôi khi chúng ta bắt đầu hay tiếp nhận một công việc mới, một dự án mới và phải làm việc liên tục cũng sẽ khiến cơ thể và tinh thần rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức.
Cấp trên quá khó tính và khắt khe, luôn muốn công việc của bạn được hoàn thành một cách xuất sắc. Nhân viên sẽ luôn trong trạng thái lo lắng không biết mình có bị trách mắng hay phạt gì không sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, đồng nghiệp không thân thiện cũng là nguyên nhân làm bạn gặp áp lực trong công việc vì không thể hòa nhập được với đồng nghiệp và cảm thấy cô đơn.
Những áp lực xuất hiện đôi khi là do không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống thường ngày. Bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc mà không có thời gian thư giãn sẽ khiến đầu óc mệt mỏi, căng thẳng và kiệt sức.
Khi bạn bị áp lực công việc, sẽ có rất nhiều tác hại gây ra. Một số tác hại phổ biến như:
Người bị áp lực công việc thường rất khó tập trung khi làm việc, ngủ không ngon, dễ cáu kỉnh, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Khi mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc nhiều ngày là dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể đang suy nhược tâm thần và nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn tâm lý.
Biểu hiện nặng thường thấy là hay lo âu, mất hết sự tự tin, mất động cơ làm việc, thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, thậm chí có trường hợp lạm dụng rượu hay chất gây nghiện. Nếu người bị áp lực không được chữa trị kịp thời vá đúng cách, thường sẽ có những hậu quả như: trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần, suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng.
Khi tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, áp lực công việc, cơ thể cũng sẽ có những lối loạn nghiêm trọng như:
Người bị áp lực công việc thường không được tỉnh táo, khó tập trung khi làm. Khi tinh thần không được thoải mái thì khi làm việc dễ mắc phải sai lầm, làm việc không hiệu quả.
Chúng ta cần phải tham khảo qua các cách dưới đây để có thể phòng tránh việc mệt mỏi từ công việc.
Kỹ năng từ chối là kỹ năng rất quan trọng đối với mỗi người, nó giúp bạn giảm bớt áp lực công việc vì không ôm đồm quá nhiều thứ cùng lúc. Nếu thấy không thể nhận thêm việc, bạn cần từ chối ngay. Đừng nhận quá nhiều việc đến nổi thể hoàn thành chúng vì điều này sẽ càng khiến bạn càng mất điểm hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp chúng ta giải tỏa stress, áp lực công việc. Ăn uống khoa học cũng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp tinh thần thoải mái hơn. Hãy bổ sung ít nhất hai loại trái cây và ba loại rau củ mỗi ngày.
Hãy chia sẻ những cảm xúc và mối lo âu mà bạn đang gặp phải với những người bạn đời, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.., có thể với bất kỳ ai mà bạn muốn, chỉ cần bạn cảm thấy thoải mái khi tâm sự với họ vì điều này sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Khi thấy quá mệt mỏi hoặc thấy căng thẳng, hãy tạm thời không quan tâm đến công việc mà hãy quan tâm đến sở thích của bản thân. Bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, nghe nhạc, xem phim, trò chuyện với bạn bè,… để tinh thần được thoải mái hơn và dễ khơi lại hứng thú làm việc.
Một số nghiên cứu đã kết luận rằng hoạt động như thiền và yoga có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng trong công việc. Mọi người nên luyện tập thường xuyên và có kế hoạch, vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ, sẽ có tác dụng lâu dài, giúp tinh thần thoải mái hơn.
Khả năng giải quyết công việc kém cũng là nguyên nhân chính khiến không ít người rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực khi công việc chưa được hoàn thành. Nếu muốn tránh tình trạng này bạn phải không ngừng học hỏi khả năng giải quyết công việc để giúp tinh thần lạc quan, vượt qua áp lực và tự tin hơn vào khả năng của mình. Có thể trau dồi bằng cách học tập thêm hoặc học hỏi từ chính đồng nghiệp, cấp trên.
Khi bạn mắc phải tình trạng mệt mỏi kéo dài trong hơn vài tuần, dù đã cố gắng khắc phục nhưng không có hiệu quả, bạn nên gặp và thăm khám cùng với các Chuyên gia Tâm lý có kinh nghiệm.
Qua bài viết này, mong rằng mọi người có thể “bó túi” cho mình vài cách để tránh áp lực công việc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng, mệt mỏi mà không biết làm sao hãy thử liên hệ với các chuyên gia tâm lý để được tư vấn.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.