Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Móm hàm và móm răng là một tình trạng bẩm sinh nhiều người gặp phải. Móm hàm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người thiếu tự tin trong cuộc sống. Móm hàm bao gồm móm hàm trên và móm hàm dưới. Mời bạn tìm hiểu về tình trạng móm hàm dưới trong bài viết sau.
Móm hàm là tình trạng hàm nhô ra ngoài làm giảm đi tính thẩm mỹ và kết cấu hài hòa của khuôn mặt. Những người bị móm hàm dưới hầu hết đều thiếu tự tin trong cuộc sống và mong muốn khắc phục tình trạng này. Vậy móm hàm dưới là gì? Nguyên nhân do đâu và cách chữa trị thế nào?
Xương hàm dưới là xương khỏe nhất, lớn nhất và thấp nhất ở mặt. Đây cũng là xương có các ổ xương răng để giữ các chân răng. Xương hàm dưới có thể cử động linh hoạt để đảm bảo chức năng ăn uống và giao tiếp.
Móm hàm hay khớp cắn ngược là tình trạng hàm nhô hơn so với bình thường hoặc nhô hẳn ra ngoài và được coi là một bệnh lý liên quan đến cấu trúc hàm mặt. Móm hàm thường là tình trạng bẩm sinh nhưng cũng có một số ít trường hợp móm xuất hiện sau do chấn thương hoặc do các thói quen ngày nhỏ.
Có nhiều loại móm hàm, nhưng móm hàm dưới phổ biến hơn cả. Móm hàm dưới là tình trạng hàm dưới đưa ra phía trước quá nhiều. Khi ngậm miệng lại, phần hàm dưới sẽ phủ ngoài hàm trên khiến dáng cằm lệch lạc, đưa về phía trước và nhìn nhọn hơn. Việc chẩn đoán móm hàm dưới được thực hiện thông qua chụp X-quang nha khoa, X-quang hộp sọ hay lấy dấu răng.
Móm hàm dưới có thể xảy ra với cả nam và nữ giới, nhưng nam giới phổ biến hơn. Móm cũng có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Móm hàm dưới nặng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.
Trên đây là những nguyên nhân thông thường gây móm hàm. Theo các bác sĩ, móm hàm còn có thể xuất phát do bệnh lý.
Móm hàm dưới có thể xảy ra do các nguyên nhân như:
Theo các bác sĩ, móm hàm dưới cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh. Cụ thể là những bệnh như:
Những người móm hàm dưới có thể xuất hiện hàng loạt triệu chứng, tùy theo mức độ nghiêm trọng của các trường hợp cụ thể. Một số triệu chứng thường gặp ở người móm hàm dưới như:
Theo các chuyên gia, móm không phải bệnh lý và cũng chẳng thể làm ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng những người bị móm thường mất tự tin do cấu trúc gương mặt không cân đối hài hoà. Móm hàm ảnh hưởng đến tâm lý của người mang khuyết điểm này và cũng khiến họ mất đi nhiều cơ hội trong tình yêu, công việc, cuộc sống.
Nhiều người cho rằng móm răng và móm hàm là chỉ cùng một tình trạng. Nhưng thực chất đây là hai tình trạng khác nhau. Móm răng ở hàm dưới là tình trạng phần răng ở hàm dưới mọc chìa về phía trước khiến răng hàm trên có cảm giác lùi vào bên trong. Đây là một dạng vẩu ngược.
Móm ở hàm dưới là tình trạng cả xương hàm dưới bị đưa ra phía trước chứ không chỉ có mỗi răng. Móm hàm dưới có thể do hàm dưới phát triển quá mạnh, hàm trên kích thước lại thiếu hụt. Có khi móm ở hàm dưới do cả răng lẫn hàm. Ngoài hàm dưới mọc đua ra phía trước thì các răng cũng mọc không đều, mọc đưa ra phía trước quá nhiều.
Khắc phục tình trạng móm hàm dưới phụ thuộc vào việc hàm dưới bị móm do hàm hay do cả răng lẫn hàm. Nếu nguyên nhân gây móm chỉ do xương hàm phát triển bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Máy cắt xương chuyên dụng sẽ được dùng để cắt phần xương dư thừa. Sau đó, hàm dưới cũng được đẩy lùi vào trong, hàm trên được kéo về phía trước đến khi khít khớp cắn.
Nếu hàm dưới móm do cả răng và xương hàm, bác sĩ sẽ chỉnh nha trước để đưa các răng về đúng vị trí khớp cắn chuẩn. Sau đó việc phẫu thuật xương hàm chữa móm mới được thực hiện.
Khuyết điểm móm hàm không thể thực hiện bằng kỹ thuật niềng răng như nhiều người lầm tưởng. Chỉ phẫu thuật can thiệp vào cấu trúc xương mới giải quyết được vấn đề này. Độ tuổi thích hợp để thực hiện phẫu thuật chữa móm hàm thường từ 17 - 21 tuổi đối với nam và 14 - 16 tuổi đối với nữ. Đây là thời điểm xương hàm đã ngừng tăng trưởng và ổn định về hình dáng và kích thước.
Phẫu thuật móm có thể giải quyết được nhiều vấn đề cùng một lúc như:
Nếu hàm dưới móm do cả răng lẫn hàm và cần chỉnh nha, việc chỉnh nha sẽ cần thực hiện trước khi phẫu thuật từ 12 - 18 tháng. Phẫu thuật hàm móm là phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương. Vì vậy không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ biến chứng hay cảm giác đau đớn. Nhưng với sự phát triển của các công nghệ và kỹ thuật thẩm mỹ hiện đại như hiện nay, bạn cũng không cần quá lo lắng. Để giảm thiểu tối đa rủi ro phẫu thuật hàm, bạn nên chọn cơ sở y tế uy tín. Trình độ kỹ thuật của bác sĩ, điều kiện vệ sinh nơi tiến hành phẫu thuật rất quan trọng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tình trạng móm hàm dưới. Để được đánh giá chính xác và chi tiết nhất về tình trạng thực tế, bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.
Xem thêm: Sau khi bọc răng sứ có hết móm không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.