Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Móng chân bị đen có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng không?

Ngày 31/10/2022
Kích thước chữ

Móng chân của chúng ta thường có màu trắng và hồng hào. Tuy nhiên một số người khá hoang mang khi phát hiện móng chân của mình bị đen. Vậy móng chân bị đen có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào nghiêm trọng không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Móng chân bị đen phần lớn là do bị chấn thương, tuy nhiên không loại trừ trường hợp sức khoẻ của bạn đang gặp một vấn đề nào đó. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến móng chân bị đen.

Móng chân bị đen là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến móng chân bị đen, phổ biến nhất là do chấn thương gây ra. Đây là hiện tượng móng chân bị bầm tím, trầy xước hoặc xuất huyết bên dưới móng chân vì chấn thương, đầu ngón chân bị vật cứng đập trúng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không có chấn thương nhưng móng chân chuyển màu đen thì có thể đây là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Nếu tình trạng móng chân bị đen kéo dài và không biến mất, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra, từ đó tìm ra nguyên nhân cụ thể để có hướng điều trị phù hợp.

Móng chân bị đen có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng không?1

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến móng chân bị đen

Để trả lời cho câu hỏi móng chân bị đen là bị bệnh gì, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây, bởi đây là những nguyên nhân làm móng chân bị đen thường gặp theo các chuyên gia y tế:

  • Một số bệnh tiềm ẩn: Thiếu máu, tiểu đường, tim mạch hoặc bệnh thận.
  • Nhiễm nấm: Móng chân là bộ phận dễ bị nhiễm nấm vì móng chân thường phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Vì thế mà nấm có thể phát triển mạnh mẽ bên dưới móng, từ đó làm cho móng chân bị màu đen và thậm chí còn bốc mùi. Trong một số trường hợp khác, nấm từ bàn chân này co thể lây san chân khác, từ bộ phận này lây sang bộ phận khác như phần móng, từ đó gây đổi màu móng.
  • Bị ung thư hắc tố da (melanoma): Bệnh lý ung thư hắc tố da là một dạng ung thư da nguy hiểm nhất, bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là một đến một vài điểm sẫm màu trên da. Những điểm sẫm màu này có thể phát triển bên dưới móng chân, từ đó làm cho móng chân bị tối màu. Do đó, nếu phát hiện móng chân đổi màu dần dần nhưng không phải do chấn thương hay không cảm thấy đau đớn gì thì nên đi khám ngay lập tức.
  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm cho móng chân có màu đen. Những va đập mạnh có thể làm cho các mạch máu dưới móng chân bị vỡ và tích tụ máu bầmbên dưới. Kết quả là móng chân bị đen.

Móng chân bị đen có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, để biết móng chân bị đen không do va đập mà là do bệnh gì thì cần đến gặp bác sĩ tại bệnh viện uy tín để được thăm khám chuẩn xác nhất.

Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ nấm móng chân mà không được điều trị thì nấm có thể lan rộng khắp chân và lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Nghiêm trọng hơn là nấm móng chân cũng có thể gây tổn thương móng vĩnh viễn.

Nguy hiểm nhất vẫn là trường hợp móng chân chuyển màu đen do bệnh ung thư da hắc tố. Triệu chứng của bệnh có thể gây nhầm lẫn với chấn thương móng thông thường, từ đó người bệnh phát hiện muộn nên không điều trị kịp thời. Do vậy, nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay nếu nhận thấy vết đen bất thường xuất hiện trên móng hoặc tình trạng móng chân bị đen không biến mất kể cả khi móng mới mọc lên.

Cách điều trị móng chân bị đen

Xử lý máu bầm dưới móng chân

Nếu móng bị bầm đen thì bạn có thể xử lý máu bầm dưới móng chân bằng cách chườm lạnh, chườm nóng hoặc lăn trứng gà, thực hiện cụ thể như sau:

  • Chườm lạnh: Sử dụng túi đá lạnh để làm giảm đau và làm tan máu bầm dưới móng chân hiệu quả.
  • Chườm nóng: Bên cạnh chườm lạnh thì bạn cũng có thể dùng khăn nóng để đắp lên phần móng sau khi chườm lạnh.
  • Lăn trứng gà: Luộc trứng gà rồi lăn đều lên phần móng chân bị bầm đen, từ từ vết đen trong móng chân sẽ biến mất.

Lựa chọn giày thể thao phù hợp

Nếu bạn là người chạy bộ, tập thể thao thường xuyên thì giày thể thao cũng có thể làm móng chân bạn bị đen vì khi chạy lâu, bàn chân sẽ có xu hướng nở ra, gây cọ xát mạnh vào giày, hoặc giày bó chật gây tụ máu dưới móng.

Do đó, bạn nên chọn cỡ giày lớn hơn chân một xíu để tránh tình trạng gò bó ở chân gây đen móng.

Móng chân bị đen có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng không?2

Nên lựa chọn giày thể thao phù hợp để tránh móng chóng bị bầm đen

Bổ sung thực phẩm giúp tăng tiểu cầu

Khi móng bị đen do chấn thương thì máu bầm sẽ tụ lại dưới móng, khi đó khu vực bị thương sẽ bị giảm tiểu cầu rất nhiều. Vậy nên để làm tan đi phần máu bầm dưới móng, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm giúp tăng tiểu cầu và giàu chất sắt, vitamin C, vitamin K,... Một số thực phẩm giúp gia tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể như là hàu, ngũ cốc, hạt bí, trái cây, rau xanh,...

Điều trị bằng thuốc

Cách cuối cùng để điều trị móng chân bị đen chính là dùng thuốc. Nếu móng bị bầm do chấn thương thì có thể dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen (Motrin), naproxen (Aleve), hoặc acetaminophen (Tylenol).

Móng chân bị đen có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng không?3

Uống thuốc cũng là biện pháp điều trị móng chân bị đen

Nếu bị nhiễm nấm dẫn đến đen móng thì vẫn có thể dùng thuốc bôi ở mức độ nhẹ, nếu bệnh nặng thì dùng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ hay dùng liệu pháp laser.

Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là bạn nên đi khám, xét nghiệm để biết chính xác tình trạng móng chân bị đen có phải do bị ung thư hắc sắc tố dưới da hay không, từ đó điều trị kịp thời.

Trên đây là thông tin về một số nguyên nhân gây nên tình trạng móng chân bị đen. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả đã có cho mình những kiến thức bổ ích để xử lý nếu không may bản thân gặp phải tình trạng này.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin