Nét mặt buồn bã là nỗi lo của nhiều người, khuôn mặt buồn khiến họ trở nên rầu rĩ và thiếu sức sống. Các chuyên gia nhân tướng học cũng cho rằng những người có khuôn mặt buồn thường có vận mệnh không tốt. Vậy làm cách nào để cải thiện khuôn mặt buồn? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Một khuôn mặt buồn bã có thể khiến bạn trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp, đồng thời có thể khiến người đối diện cảm thấy không thoải mái. Nét mặt rầu rĩ chưa được chứng minh là một chứng bệnh khoa học. Tuy vậy, bạn vẫn có thể áp dụng các mẹo đơn giản trong bài viết dưới đây hoặc tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để cải thiện khuôn mặt buồn và lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.
Thế nào là một khuôn mặt buồn?
Những người sở hữu khuôn mặt buồn thường có ngũ quan mang những đường nét rầu rĩ. Chẳng hạn như đầu chân mày chau lại, khóe môi rũ xuống,... Hơn hết, một người có khuôn mặt buồn bã thường là do người đó sở hữu một đôi mắt buồn. Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, do vậy nên đôi mắt ủ rũ sẽ khiến cho cả khuôn mặt bạn trở nên u sầu. Vậy một đôi mắt như thế nào được gọi là đôi mắt buồn? Đôi mắt buồn là đôi mắt với phần đuôi mắt trĩu xuống, mắt to đen láy và lúc nào cũng long lanh ươn ướt như muốn khóc. Đôi mắt lộ ra vẻ buồn tủi, mệt mỏi khiến cho khuôn mặt trở nên u tối hơn. Khi trò chuyện cùng những người có đôi mắt buồn và khuôn mặt u sầu, người đối diện có xu hướng cảm thấy mất tự nhiên và trở nên gượng gạo.
Một số cách giúp cải thiện khuôn mặt buồn
Khuôn mặt buồn không phải là một trường hợp hiếm gặp, nó cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên chắc hẳn số đông đều muốn khắc phục điều này, tìm cách để khuôn mặt trở nên tươi tắn, vui vẻ hơn. Để cải thiện khuôn mặt buồn mà không cần nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể thử một số cách sau đây:
Uống đủ nước: Bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để tránh những tác động tiêu cực lên làn da và khuôn mặt, khiến bạn trông kém sắc và thiếu sức sống. Khi cơ thể bị mất nước, bạn sẽ dễ trở nên lo âu và cáu giận, làm cho khuôn mặt của bạn thêm ủ dột hơn.
Chia nhỏ lượng công việc: Các chuyên gia cho rằng việc làm một lúc nhiều hoạt động khiến cho bạn trở nên mệt mỏi nhanh chóng, sự mệt mỏi biểu lộ trên khuôn mặt sẽ làm nét mặt của bạn trở nên lờ đờ.
Tập các bài tập thiền định: Việc tham gia thiền định giúp bạn thả lỏng cơ thể và tâm trí, tăng khả năng tập trung. Khi thiền, những căng thẳng và mệt mỏi tích tụ sẽ dễ dàng được giải tỏa, từ đó làm cho sắc mặt bạn trở nên tươi tắn hơn.
Chăm sóc cây xanh: Các nhà khoa học cho rằng cây xanh có tác động tích cực với con người, một không gian với nhiều cây xanh giúp mang lại cảm giác dễ chịu, làm cho tâm trí và cơ thể trở nên thư thái hơn, ít nhiều cải thiện khuôn mặt buồn.
Ngủ trưa nhiều hơn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa mang lại phản ứng tích cực cho não bộ và tâm lý, một giấc ngủ trưa ngắn mỗi ngày sẽ khiến bạn trông tươi tỉnh và thư thái hơn.
Tự tin, cười nhiều hơn: Việc bạn nở nụ cười khi gặp những người xung quanh sẽ phần nào giúp bạn cải thiện được nét buồn trên khuôn mặt của mình.
Khuôn mặt buồn có đẹp hay không?
Việc sở hữu một khuôn mặt buồn khiến cho nhiều người trở nên tự ti và né tránh việc giao tiếp hàng ngày. Mặt buồn liệu có phải một khuôn mặt đẹp và bạn có nên tìm cách cải thiện khuôn mặt buồn hay không? Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể tham khảo qua một vài ảnh hưởng mà khuôn mặt buồn đem lại như sau:
Khuôn mặt buồn khiến bạn trông thiếu sức sống
Nét mặt đượm buồn làm cho gương mặt của bạn lúc nào cũng mệt mỏi, lộ rõ vẻ thiếu sức sống và làm bạn có vẻ già đi. Điều này có thể khiến bạn trở nên tự ti và đồng thời vô tình làm những người tiếp xúc với bạn cảm thấy ngượng ngùng, khó chịu.
Dễ gây rạn nứt các mối quan hệ
Với gương mặt luôn luôn trong trạng thái u sầu, khi giao tiếp với người khác, bạn có thể làm họ hiểu lầm rằng bạn không muốn giao tiếp với họ. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, dễ khiến các mối quan hệ của bạn đổ vỡ.
Gây ảnh hưởng tầm nhìn và thẩm mỹ
Việc sở hữu gương mặt buồn cũng đồng nghĩa với việc đôi mắt bạn đượm buồn và có xu hướng trĩu xuống, dễ bị sụp mí gây cản trở tầm nhìn của bạn. Khiến cho ánh nhìn của bạn trở nên lờ đờ và lơ đãng.
Nguyên nhân của một khuôn mặt buồn là gì?
Nguyên nhân chủ yếu khiến khuôn mặt bạn trông u uất là do bạn sở hữu một đôi mắt buồn, và việc sở hữu đôi mắt buồn có thể là do những yếu tố sau đây:
Do gen di truyền: Không ai mong muốn bản thân sở hữu khuôn mặt buồn bã. Tuy nhiên, do gen di truyền từ gia đình, nhiều người thường sở hữu đôi mắt buồn và khuôn mặt u sầu được truyền lại từ cha mẹ.
Do quá trình lão hoá và bị sụp mí bẩm sinh: Quá trình lão hóa da cũng là nguyên nhân khiến khuôn mặt bạn ủ dột và thiếu sức sống hơn. Một số người có thể có cơ địa sụp mí bẩm sinh, số còn lại là do sự lão hóa khiến mí mắt ngày càng sụp xuống. Cơ nâng mi của mắt bị suy giảm trong quá trình lão hóa khiến mắt trông mệt mỏi và lơ đãng, khiến khuôn mặt bạn trông buồn bã và già dặn hơn.
Do vùng da dưới mắt chùng xuống: Vùng dưới mắt chùng xuống, hình thành bọng mỡ mắt khiến cho đôi mắt của bạn sưng lên giống như vừa mới khóc, làm cho khuôn mặt bạn trở nên u sầu hơn.
Ngủ không đủ giấc: Giấc ngủ là một nhân tố quan trọng để giúp khuôn mặt trở nên tươi tắn. Khi bạn ngủ không đủ giấc và thường xuyên bị mất ngủ, mắt bạn dễ bị sụp mí và hốc mắt ngày càng sâu, làm cho khuôn mặt trở nên kém sắc.
Trang điểm quá thường xuyên: Lạm dụng các loại dụng cụ trang điểm như miếng dán kích mí hay mascara dễ gây áp lực lên mắt và làn da, khiến cho da xấu đi và mắt trở nên lờ đờ.
Hy vọng qua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thế nào là khuôn mặt buồn, nguyên nhân gây ra và các cách để cải thiện khuôn mặt buồn đơn giản, hiệu quả. Việc cải thiện gương mặt buồn bã không chỉ giúp ích trong việc loại bỏ sự tự ti mà còn giúp bạn cải thiện các mối quan hệ xung quanh.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.