Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lang ben đỏ là gì và biểu hiện lang ben đỏ như thế nào? Hãy cùng nhận biết và phân biệt ngay những hình ảnh bệnh lang ben đỏ qua bài viết dưới đây để có thể đưa ra cách điều trị tốt hơn tránh những biến chứng về sau.
Những người bị bệnh lang ben thường không có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên căn bệnh này gây mất thẩm mỹ và mang đến tâm lý tự ti cho người mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có thêm những thông tin tổng quan về hình ảnh bệnh lang ben đỏ.
Lang ben đỏ là một trong các bệnh lý da liễu thường gặp bị gây ra bởi nấm thuộc nhóm Malassezia furfur ( đây là một loại nấm gây bệnh ở lớp sừng). Căn bệnh này chủ yếu gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi tuyến bã tăng cường hoạt động hoặc những người mắc bệnh lý làm tăng tiết mồ hôi, thay đổi thành phần hóa học của mồ hôi. Bệnh lang ben đỏ thường tăng lên ở thời tiết nóng ẩm và khi cơ thể bị tăng tiết mồ hôi.
Bệnh lang ben đỏ khởi đầu bằng những chấm màu hồng, nâu hoặc trắng ở trên bề mặt da. Sau đó các chấm sẽ lớn dần về kích thước và bắt đầu có hiện tượng lan rộng thành từng mảng lớn lâu dần tạo thành ranh giới rõ phân biệt với vùng da lành.
Tình trạng lang ben đỏ thường xảy ra khi vùng da trên cơ thể bị nhiễm nấm cạn Pityrosporum ovale. Khi chúng tấn công vào da sẽ bắt đầu tạo ra sự ngăn cản da hấp thụ tia cực tím và hình thành các đốm da màu đỏ. Những đốm đỏ này có mức độ lây lan nhanh trên những vùng da lành trên cơ thể hoặc lây sang người khác thông qua đường sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Nấm cạn Pityrosporum ovale chủ yếu sinh sôi ở điều kiện môi trường nhiệt đới, nóng ẩm đặc biệt là môi trường vệ sinh kém.
Trong đó những điều kiện làm tăng các vi nấm gây bệnh lang ben đỏ chính là:
Bệnh lang ben đỏ thường gặp ở lưng, ngực, cổ, đôi khi là lang ben ở mặt, một số trường hợp gặp ở chân tay và thân mình. Các nốt lang ben thường có hình bầu dục hoặc hình đa cung. Kích thước các đám tổn thương do lang ben thường không đều nhau có đường kính khoảng từ 1cm đến 3cm.
Bên cạnh đó, bề mặt tổn thương có vảy cám mịn, có thể cạo bong dễ dàng được gọi là dấu hiệu vỏ bào. Các nốt lang ben không gây không đau, ít ngứa, chủ yếu bị ngứa khi bị ra mồ hôi, căn bệnh này thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát.
Việc điều trị lang ben không khó nhưng bệnh hay bị tái phát đặc biệt là ở những người có cơ địa da dầu. Việc da tiết nhiều dầu khiến cho các thành phần hóa học của mồ hôi bị thay đổi. Để điều trị triệt để, tùy theo tình trạng bệnh và mức độ nhiễm nấm để có chỉ định phối hợp điều trị bằng thuốc tại chỗ hoặc thuốc bôi toàn thân.
Thuốc này chỉ áp dụng cho những trường hợp tổn thương mới, ít và khu trú.
Bạn cần tắm, vệ sinh sạch bằng xà phòng, có thể sử dụng xà phòng sastid ngày 1 lần và sử dụng liên tục trong 3 tuần để sát khuẩn trên da. Bên cạnh đó bạn cần kết hợp với bôi kem trị nấm như ketoconazole, Clotrimazole, Terbinafine...
Thuốc điều trị toàn thân áp dụng cho những trường hợp tổn thương da diện rộng, mức độ tổn thương nặng hoặc đối với những trường hợp không đáp ứng với thuốc sử dụng tại chỗ.Bạn có thể sử dụng thêm các thuốc uống các thuốc kháng nấm như Gricin, ketoconazole, itraconazole, fluconazole...
Khi sử dụng thuốc chữa lang ben đỏ bạn cần tránh để thuốc ở nhiệt độ quá cao và hạn chế việc ra mồ hôi của cơ thể. Đồng thời bạn cũng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhiều.
Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất cứ triệu chứng dị ứng thuốc bất thường nào xảy ra bạn cần báo ngay với bác sĩ, tuyệt đối không tự ý xử lý khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị. Để điều trị bệnh hiệu quả bạn cần có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các vitamin và kẽm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hình ảnh bệnh lang ben đỏ. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn điều trị nhanh chóng căn bệnh đáng ghét này.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.