Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi trời chuyển lạnh, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển và ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt nhóm đối tượng người cao tuổi càng có nguy cơ cao hơn bởi sức đề kháng kém.
Cục Y tế dự phòng thông tin thêm rằng trong khoảng giao mùa thu – đông cũng là lúc dễ bùng phát bệnh. Do đó chúng ta không được chủ quan trước cả bệnh cúm thông thường, trong đó nhóm trẻ em và người lớn cần được chăm sóc đặc biệt hơn. Vừa qua bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Khoa Hô hấp dị ứng, PGĐ bệnh viện Hữu Nghị đã lưu ý một số điều cụ thể để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi khi trời chuyển lạnh.
Hệ tiêu hóa, miễn dịch, quá trình trao đổi chất của người cao tuổi suy giảm hoạt động theo sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Thế nên người già dễ mắc bệnh khi trở trời, nhất là những lúc chuyển lạnh hơn. Họ cũng cần đề phòng, bảo vệ cơ thể kỹ lưỡng trong khoảng thời gian này, khi mà tiết trời có khi sáng lạnh, trưa ấm rồi tối lại se lạnh.
Những người nào có sẵn mầm bệnh trong người khi trái gió trở trời bệnh càng nặng thêm. Các loại virus, vi khuẩn như virus cúm, vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu… dễ bùng phát khi có sự thay đổi thời tiết và gây nên các bệnh đường hô hấp.
Bệnh lý dễ gặp nhất, người cao tuổi dễ mắc viêm họng cấp tính khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Nếu không kịp chữa trị bệnh có nguy cơ chuyển sang mạn tính kèm các triệu chứng khó chịu như ho, đau rát họng, ho khan hoặc có đờm… Để tránh viêm họng do thay đổi thời tiết thì người già cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng họng và thường xuyên súc miệng nước muối, uống nước ấm.
Mũi có chức năng làm sạch và làm ấm không khí, cửa ngõ của đường thở. Một khi đã mắc viêm mũi các cơ quan chức năng đều bị ảnh hưởng. Người cao tuổi gặp điều kiện thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc các tác nhân dị ứng sẽ dễ mắc bệnh.
Hen suyễn dễ biến chứng nặng hơn khi tiếp xúc ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết. Bệnh dễ nặng hơn bởi người già kém minh mẫn, không nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời. Hơn nữa họ cũng có sức đề kháng kém, cấu trúc và chức năng đường hô hấp biến đổi và suy giảm, triệu chứng thường nghiêm trọng hơn.
Người mắc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính vào mùa lạnh hoặc tiếp xúc không khí ô nhiễm dễ tái phát bệnh hơn. Người già nếu không được điều trị sớm thì dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Chúng ta nên lưu ý giữ ấm cơ thể cho những người cao tuổi trong nhà và tránh tiếp xúc với chất ô nhiễm.
Bạn nhớ nằm lòng một số khuyến cáo sau đây của bác sĩ Trường Sơn để giúp người già có sức khỏe tốt hơn, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hô hấp nhé.
Hy vọng người nhà sẽ áp dụng các gợi ý trên đây vào cuộc sống hằng ngày, đảm bảo người cao tuổi có thể thực hiện được để bảo vệ hệ hô hấp, tránh tình trạng chuyển nặng sang giai đoạn nguy hiểm. Nếu các bệnh thường xuất hiện ở người già nghiêm trọng hơn thì phải thăm khám và điều trị sớm.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.