Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nhận diện tốt và hiểu rõ những biểu hiện tâm lý thường gặp ở người cao tuổi, bạn sẽ biết cách can thiệp đích để ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu gây ra từ những thay đổi này.
Ở người cao tuổi, không chỉ vấn đề sức khỏe ngày càng xuống dốc mà tâm lý cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Vậy bạn có biết đâu là những dấu hiệu tâm lý thường gặp ở người cao tuổi hay không?
Ở nước ta, những người từ 60 tuổi trở lên được xếp vào nhóm người cao tuổi. Ở độ tuổi này, quá trình lão hóa càng ngày càng tăng tốc, cùng với đó kéo theo hàng loạt những vấn đề về tâm lý và sức khỏe.
Theo phân tích của các chuyên gia thì sự thay đổi tâm lý ở người cao tuổi chủ yếu do 4 nguyên nhân cơ bản dưới đây:
Đây là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa. Các tế bào thần kinh mất dần đi hoặc không còn đảm nhiệm được chức năng vốn có. Vậy nên khả năng tư duy và nhận thức đều tụt dốc. Tình trạng mất trí nhớ càng ngày càng nghiêm trọng, khả năng tập trung trong công việc kém, việc xử lý các vấn đề trong cuộc sống đều gặp nhiều khó khăn.
Càng về già, người cao tuổi càng sống trong cô quạnh. Đáng chú ý nhất là việc mất dần đi những người thân yêu, bè bạn. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý người cao tuổi, khiến họ sống trong buồn tủi, cô đơn.
Hầu hết người cao tuổi đều đã nghỉ hưu, ít tham gia các hoạt động cộng đồng. Trong gia đình, vai trò của họ cũng lùi về phía sau, không còn giữ vị trí trung tâm như trước đây. Vậy nên người già có cảm giác sự tồn tại của mình là thừa thãi, vô ích, không có giá trị với xã hội và những người xung quanh. Các biểu hiện tâm lý tiêu cực cũng phát sinh từ đây.
Khi tuổi già kéo đến, người cao tuổi phải đối diện với nhiều bệnh lý do lão hóa gây ra như bệnh Parkinson, điếc, mắt nhìn mờ, bệnh Alzheimer,... Những điều này đều tác động mạnh tới tâm lý của người cao tuổi.
Dưới đây là những dấu hiệu tâm lý thường gặp ở người cao tuổi mà bạn không nên bỏ qua:
Cuộc sống của người cao tuổi thường chỉ xoay quanh nơi ở của mình. Con cháu lại thường xuyên bận rộn với công việc, học tập. Vậy nên người già luôn có cảm giác bị bỏ rơi, tự coi mình là người vô dụng.
Thực tế cho thấy người già rất muốn gần gũi những người thân yêu, được người khác quan tâm và ngược lại, có cơ hội săn sóc con cháu của mình. Họ bị ám ảnh bởi cuộc sống cô đơn và sợ phải ở nhà thui thủi một mình.
Với những người già tuổi trên 80, sức khỏe tụt dốc, hạn chế đi lại nên không thể tham gia các hoạt động giải trí bên ngoài hay sinh hoạt cộng đồng. Cuộc sống bị lệ thuộc vào con cháu. Do đó việc nảy sinh cảm giác buồn chán, tự dằn vặt mình,... là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, chỉ cần một lời nói, một hành vi thiếu tế nhị thì người già cũng cảm thấy tủi thân.
Đây là hai thái cực về tâm lý khá thường gặp ở người cao tuổi. Vì muốn chia sẻ những kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo phép tắc, lề lối của gia đình - xã hội nên họ luôn có xu hướng nói nhiều, hay bắt lỗi người khác.
Bên cạnh đó, một bộ phận người già khó thích ứng với thay đổi của thời đại, lại thêm sức khỏe sụt giảm, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống nên có thể xuất hiện triệu chứng trầm cảm. Họ thường xuyên sống trong phiền não, u uất, ngại giao tiếp với những người xung quanh. Thậm chí một số người còn có ý định tự vẫn.
Vì ở người cao tuổi, sức khỏe, địa vị xã hội, sức ảnh hưởng đều không còn như trước nên rất dễ sinh tâm lý bất mãn, buồn bực. Trong khi đó, khả năng kiềm chế lại mất dần đi. Vậy nên tính tình trở nên nóng nảy, nổi xung trước những điều tưởng như rất nhỏ nhặt. Vấn đề trên còn trở nên phức tạp hơn đối với những trường hợp bị stress, mất ngủ hoặc đang điều trị các bệnh mạn tính.
Đa nghi là một trong những biểu hiện tâm lý thường gặp ở người cao tuổi. Họ nhạy cảm và phản ứng thái quá trước mọi vấn đề. Đầu óc người già trở nên kém tỉnh táo nên trong nhiều trường hợp không thể xác định rõ đúng sai. Từ đó nảy sinh tâm lý phòng vệ bằng cách hoài nghi tất cả. Vậy nên bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tạo dựng lòng tin ở người cao tuổi.
Cái chết là điểm đến cuối cùng của quá trình lão hóa. Dù biết đây là quy luật tất yếu nhưng người già vẫn lo sợ khi nghĩ về điều này. Ngoài việc nuối tiếc cuộc sống, họ còn nghĩ đến những người xung quanh. Vậy nên có trường hợp bàn trước việc hậu sự, viết di chúc để đảm bảo mọi việc diễn ra đúng ý. Tuy nhiên một số người lại nảy sinh tâm lý lảng tránh, không chấp nhận sự thật và tuyệt đối không bao giờ nhắc đến cái chết.
Để giúp người cao tuổi giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, bình ổn về tâm lý, sống một cuộc đời vui, khỏe và có ích thì bạn cần chú ý những điều sau:
Trên đây là những nguyên nhân, tổng hợp các dấu hiệu tâm lý thường gặp ở người cao tuổi và cách chăm sóc tâm lý cho đối tượng này. Sau cùng, chúc bạn đọc tìm được những thông tin bổ ích trong bài viết và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo website của Nhà thuốc Long Châu! Trân trọng!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.