Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Một vài kiến thức mẹ phải nắm khi áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ

Ngày 01/12/2017
Kích thước chữ

Khi con bị sốt, cha mẹ nào cũng lo lắng tìm cách hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng bất kì những cách hạ sốt cho trẻ nào cha mẹ phải chú ý

Khi con bị sốt, cha mẹ nào cũng lo lắng tìm cách hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng bất kì những cách hạ sốt cho trẻ nào cha mẹ phải chú ý về: cách dùng và loại thuốc hạ sốt cho bé.

1. Một số lưu ý khi áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ

Không nên dùng nhiều loại thuốc có chung tác dụng

Đây là nguyên tắc đầu tiên khi áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ. Việc dùng các loại thuốc này cùng một lúc dễ gây ngộ độc vì quá liều. Chẳng hạn như uống viên nén tiffy, decolgen, viên sủi, thuốc bột pamin, sirô tiffy, viên đặt hậu môn cùng lúc… Thuốc gói và thuốc viên có nhiều hàm lượng khác nhau nên cha mẹ cũng phải lưu ý khi dùng.

Chỉ dùng thuốc khi bé sốt cao

Mẹ chỉ nên dùng thuốc khi bé sốt cao, kéo dài. Trong y tế quy ước: sốt dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38-39 độ C là sốt vừa, từ 39-41 độ C là sốt cao và trên 41 độ C là rất cao, rất nguy hiểm cho trẻ.

Một vài kiến thức mẹ phải nắm khi áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ

Mẹ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé bị sốt từ 38,5 độ C trở lên

Nên dùng những cách hạ sốt cho trẻ khác song song với việc dùng thuốc:

Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, mẹ hãy áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ khác song song như lau mát chỗ da mỏng trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió. Đặc biệt, hãy cởi bỏ bớt quần áo, không đặt con nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn nhẹ dễ tiêu, uống nhiều nước như nước chanh, nước cam, orezol… nhất là không xoa bằng nước đá, dầu gió.

Nên dùng thuốc tác dụng nhanh ở môi trường lỏng

Thông thường, thuốc viên đạn có tác dụng hiệu quả như thuốc uống. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng khi trẻ không uống được (bị nôn hoặc không hấp thụ) và thời gian tác dụng chậm hơn thuốc uống.

Một vài kiến thức mẹ phải nắm khi áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ

Trường hợp bị bị nôn, không thể hấp thụ thuốc dạng lỏng, mẹ mới sử dụng dạng viên đạn

Cần theo dõi khi trẻ dùng thuốc

Đặc biệt, cha mẹ phải lưu ý xem kỹ thành phần tá dược của thuốc tây khi áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ. Vì bé có thể bị mẫn cảm với thuốc hay một trong những thành phần của thuốc nhé.

2. Những kiến thức về các loại thuốc hạ sốt cho bé mà cha mẹ phải biết

Thuốc hạ sốt phần lớn chứa hoạt chất paracetamol nhưng lại có nhiều loại khác nhau về thành phần và hàm lượng, dạng bào chế như:

Babyplex:

Thành phần: Đây là thuốc cốm gồm có paracetamol 325mg, vitamin B1 và chlorpheniramin maleat, tá dược vừa đủ 3g.

Liều dùng: ngày uống tối đa 3-4 lần, mỗi lần như sau: Trẻ dưới 1 tuổi: mẹ dùng 1/4 gói, từ 1-5 tuổi: 1/3 gói và từ 5-10 tuổi: 1/2 gói, từ 10-15 tuổi thì dùng nguyên 1 gói. Hòa thuốc vào chén nhỏ với nước sôi, không nên đổ thẳng thuốc vào miệng.

Panadol trẻ em:

Thành phần: viên nhai có màu hồng vị dâu thích hợp cho các bé. 1 viên có chứa 120mg paracetamol.

Liều dùng như sau: từ 1-3 tuổi uống 1 viên, từ 3-6 tuổi: 1-2 viên và từ 6-12 tuổi: 2 viên. Nếu cần dùng lại thì phải sau 4 giờ và không quá 4 lần/ngày.

Effe-paracetamol:

Thành phần: gói bột sủi có các thành phần sau: paracetamol 200mg, vitamin C và tá dược vừa đủ

Liều dùng: trẻ từ 2-6 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày, 6-15 tuổi: 1-2 gói x 3 lần/ngày và trên 15 tuổi: 2 gói x 3 lần/ngày.

Efferalgan 80mg:

Thành phần: mỗi gói có chứa paracetamol 80 mg – thuốc bột sủi bọt.

Liều dùng: thường được chỉ định cho trẻ em cân nặng từ 8-15kg, liều dùng ghi rõ ở gói thuốc.

Khi áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ, mẹ phải có kiến thức về loại thuốc mình đang sử dụng cho bé. Mẹ nên đặc biệt chú ý liều lượng, cách dùng để việc điều trị cho bé được hiệu quả, tránh những tác dụng không mong muốn.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin