Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

MRSA là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi nhiễm MRSA

Ngày 24/04/2023
Kích thước chữ

Có rất nhiều căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Trong đó, nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin lại khá nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đầy đủ kiến thức để giải đáp cho thắc mắc MRSA là gì và những dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị nhiễm MRSA.

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin MRSA là gì? Nguyên nhân nào khiến bạn bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin? Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn các thông tin về căn bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra này.

Những thông tin cơ bản về nhiễm MRSA

MRSA là gì - là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi nghe đến tên bệnh này, căn bệnh nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin còn được gọi với tên khác là MRSA. Đây là bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Vi khuẩn này có khả năng kháng lại một số loại thuốc kháng sinh dùng trong cách điều trị các căn bệnh nhiễm tụ cầu bình thường.

MRSA có khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng máu, phổi hay van tim. Bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng.

MRSA là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi nhiễm MRSA 1
MRSA là căn bệnh được gây ra do vi khuẩn tụ cầu vàng

Bệnh nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin chủ yếu lây lan qua da. Ban đầu, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các vết mụn nhọt gây đau đớn. Hai loại nhiễm MRSA thường thấy là MRSA lan truyền trong môi trường chăm sóc y tế và MRSA lây lan trong cộng đồng.

Nguyên nhân gây bệnh MRSA

Bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin sau vài năm sử dụng loại thuốc kháng sinh này với mục đích điều trị bệnh. Ngoài ra, hầu hết các trường hợp nhiễm MRSA thường do tiếp xúc qua da với người bệnh hay dùng chung vật dụng bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu do điều trị ung thư, làm phẫu thuật, lọc thận… là điều kiện tốt để loại vi khuẩn tụ cầu vàng phát triển.

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin là căn bệnh có thể xảy đến với bất kỳ ai, đặc biệt là những người sống ở nơi quá đông đúc. Để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh, bạn có thể hạn chế các yếu tố nguy cơ. Để biết thêm thông tin, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm MRSA có thể kể đến là:

  • Sinh hoạt hoặc sống trong môi trường chăm sóc y tế, chẳng hạn như nhập viện, làm việc, thăm khám…
  • Chơi những bộ môn thể thao có tiếp xúc cơ thể. Nếu chẳng may bị thương, vi khuẩn sẽ lây lan qua vết rách, vết nứt…
  • Điều kiện môi trường sống chật chội và dơ bẩn.
  • Sinh hoạt, quan hệ tình dục không lành mạnh, đặc biệt là đối với người đồng tính nam.
MRSA là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi nhiễm MRSA 2
Nhiều người rất băn khoăn không biết nguyên nhân gây nhiễm MRSA là gì

Dù không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh thì cũng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin được chia sẻ dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý.

Dấu hiệu khi nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin

Các dấu hiệu khi nhiễm MRSA thường gặp là xuất hiện những cục u nhỏ màu đỏ trên da. Những cục u này trông giống mụn nhọt nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám bệnh sớm. Ngoài ra, bạn sẽ phát hiện một số triệu chứng bao gồm:

  • Ho hoặc khó thở;
  • Tức ngực;
  • Bị sốt, ớn lạnh;
  • Người mệt mỏi;
  • Phát ban;
  • Đau đầu;
  • Các vết thương không lành.

Nếu những dấu hiệu trên kéo dài hoặc không có chiều hướng thuyên giảm, bạn cần đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất. Cơ địa của mỗi người sẽ khác nhau nên tình trạng bệnh lý có thể khác nhau. Do đó, bạn hãy đi khám bệnh sớm để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp chẩn đoán nhiễm MRSA

Để chẩn đoán xem bạn có bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin hay không, bác sĩ sẽ thăm khám, lấy một ít mô ở vết thương hoặc dịch nhầy mũi đi xét nghiệm mức độ kháng thuốc của vi khuẩn. Bạn sẽ mất khoảng 48 giờ để nhận được kết quả chính xác.

MRSA là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi nhiễm MRSA 3
Xét nghiệm nước tiểu là một cách chẩn đoán MRSA

Một số cách lấy mẫu xét nghiệm mà bạn có thể được yêu cầu bao gồm:

  • Lấy dịch nhầy hay mô chỗ vết thương đi phân lập vi khuẩn bằng cách lấy mẫu trên miếng gạc đắp vết thương. Phương pháp này giúp phát hiện có nhiễm trùng tại vết thương hay không, xác định loại vi khuẩn và mức độ kháng thuốc của nó.
  • Cấy đờm: Bệnh nhân được yêu cầu ho khạc đờm vào lọ vô trùng. Mẫu được mang đi xét nghiệm để đánh giá có vi khuẩn, máu, mủ trong đàm hay không. Trong trường hợp bệnh nhân không có khả năng ho, khạc đờm thì bác sĩ sẽ nội soi để lấy mẫu.
  • Cấy nước tiểu giữa dòng hoặc lấy mẫu nước tiểu trực tiếp từ bàng quang.
  • Cấy máu: Mẫu máu được lấy mang đi xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn này có thể thông qua đường hô hấp hoặc đường tiểu xâm nhập vào máu.

Biện pháp điều trị nhiễm tụ cầu kháng methicillin

Một số bệnh nhân bị nhiễm MRSA không cần uống thuốc kháng sinh. Mặc dù vậy, người bị áp xe do nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin gây ra sẽ được điều trị bằng cách rạch áp xe, dẫn lưu nhằm làm sạch vết thương. 

Tùy thuộc vào loại thuốc diệt vi khuẩn mà bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bệnh nhân có thể được cách ly trong quá trình điều trị. Nhân viên y tế và người thân đến thăm cần mặc quần áo bảo hộ, rửa tay khử trùng trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.

MRSA là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi nhiễm MRSA 4
Thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị MRSA

Phương pháp phòng ngừa nhiễm tụ cầu kháng methicillin MRSA

Để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin MRSA, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên rửa tay, vệ sinh tay chân sạch sẽ để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Khi rửa tay, bạn cần xoa 2 tay vào nhau tối thiểu 15 giây rồi xả sạch với nước và lau khô tay.
  • Mang theo chai nước sát khuẩn, cồn diệt khuẩn với nồng độ ít nhất 62 độ để phòng ngừa nơi đến không có xà phòng và nước.
  • Băng bó vết thương đúng cách, rửa sạch vết thương trên da bằng nước sạch, sau đó băng lại bằng gạc khô. Mủ vết thương có thể chứa khuẩn tụ cầu MRSA. Vì thế, bạn cần băng vết thương lại để tránh vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như giầy, tất, khăn tắm, quần áo. Khuẩn MRSA có thể bám trên đồ vật và lây nhiễm sang người khác.
  • Sau khi tham gia các hoạt động mang tính đối kháng, bạn nên tắm lại bằng xà phòng để làm sạch cơ thể.
  • Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm. Bạn có thể bị lây nhiễm nhiều mầm bệnh như virus HIV, viêm gan C hay MRSA.

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể nhất cho câu hỏi nhiễm MRSA là gì. Bạn hãy chú ý thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc tốt các vết thương để tránh bị nhiễm MRSA nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin