Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắc hẳn đâu đó trong cuộc sống bạn thỉnh thoảng đã nghe đến bệnh ngoại khoa, phẫu thuật… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những bệnh nào được gọi là bệnh ngoại khoa. Những bệnh này được điều trị như thế nào? Phẫu thuật là gì? Tại sao phải phẫu thuật? Bác sĩ nào có thể thực hiện phẫu thuật?
Nếu bạn đã từng đến cơ sở y tế để khám bệnh hoặc lấy thuốc thì có thể biết các thuật ngữ liên quan đến điều trị ngoại khoa, nhưng nếu bạn chưa biết và muốn tìm hiểu rõ hơn thì hãy theo dõi bài viết chia sẻ thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Tất cả các bệnh đều do rối loạn chức năng hoặc thay đổi cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể và hầu hết đều cần dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, có một số tình trạng cần can thiệp phẫu thuật để khắc phục và điều chỉnh, và những bệnh lý này được gọi là bệnh ngoại khoa.
Phẫu thuật là một kỹ thuật mổ xé nhằm loại bỏ hoặc sửa chữa lại các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể với mục đích đưa cơ thể về các chức năng bình thường hoặc gần như bình thường. Những kỹ thuật này được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật, những người am hiểu cơ thể con người, các quá trình bệnh lý và quan trọng nhất là được đào tạo để thành thạo những thao tác như cột, cắt, xẻ, may…, trên các cơ quan của người bệnh.
Ngoại khoa là một nhánh của y học liên quan đến việc điều trị, quản lý và đánh giá nhiều tình trạng y tế khác nhau, chẳng hạn như ung thư và ghép tim. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cũng có thể được thực hiện vì mục đích thẩm mỹ. Vì vậy, phẫu thuật là phương pháp điều trị rất hiệu quả, nhanh chóng đối với những bệnh không thể chữa khỏi bằng thuốc nhưng cũng là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Các bác sĩ trực tiếp tham gia phẫu thuật được gọi là phẫu thuật viên và họ phải được đào tạo toàn diện. Ngoài 6 năm học tại trường đại học y khoa, tiếp đó họ sẽ phải làm phụ tá cho phẫu thuật viên có kinh nghiệm điều trị và phẫu thuật cho bệnh nhân ít nhất 2 năm nữa. Sau đó, họ học chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, hô hấp… Tùy theo nguyện vọng của phẫu thuật viên, quá trình đào tạo chuyên môn sẽ cần kéo dài thêm hai năm hoặc hơn.
Bạn sẽ được chuẩn bị mọi thứ và kiểm tra tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xem các chỉ số hoạt động của gan, thận, chỉ số chức năng đông máu và số lượng tế bào máu. Chụp X-quang tim phổi và điện tâm đồ để xem tim và phổi có hoạt động bình thường không. Nếu cần thiết, siêu âm tim bổ sung sẽ được thực hiện. Sau đó, bác sĩ gây mê sẽ khám cho bạn để đánh giá hiệu quả của việc gây mê cho ca phẫu thuật.
Công việc của bạn là cho bác sĩ biết tình trạng bệnh lý của bạn, bạn có đang dùng bất kỳ loại thuốc nào không và bạn có bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào không. Đừng quên hỏi bác sĩ phẫu thuật mọi điều bạn muốn biết về cuộc phẫu thuật nhé. Đặc biệt, bạn không nên ăn uống bất cứ thứ gì và cần bình tâm chờ đợi để vào phòng mổ.
Bạn hãy ăn nhẹ vào đêm trước khi phẫu thuật và ngừng dùng thuốc chống viêm hoặc chống đông máu khoảng 1 tuần trước khi phẫu thuật. Bạn có thể tiếp tục dùng thuốc tim mạch và tiểu đường nhưng ngừng dùng chúng vào ngày phẫu thuật. Vào ngày phẫu thuật, bạn nên nhịn ăn uống, tắm rửa sạch sẽ và đi đại tiểu tiện trước khi vào phòng mổ.
Nếu bạn mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, bệnh phổi hoặc tiểu đường không ổn định, bác sĩ có thể điều trị nội khoa cho bạn trước khi quyết định phẫu thuật. Một số tình trạng bệnh đại trực tràng cần phải rửa ruột hoặc uống thuốc xổ để làm sạch thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện việc này và cho nhập viện trước vài ngày.
Đối với một số bệnh lý ngoại khoa khác như bướu cổ, sỏi túi mật, thoát vị bẹn..., nếu mọi thông số cho phép thì bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm tầm soát buổi sáng và phẫu thuật vào buổi trưa.
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về mục tiêu của việc điều trị ngoại khoa và thuật ngữ bệnh ngoại khoa. Rủi ro phẫu thuật không thể ngăn ngừa hoàn toàn, tuy nhiên, nếu được theo dõi cẩn thận, tác hại do các biến chứng này gây ra có thể được giảm thiểu. Bác sĩ sẽ chuẩn bị tốt cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật, điều chỉnh tất cả các rối loạn, phẫu thuật nhanh chóng ít xâm lấn và vận động bệnh nhân tập vận động sớm sau mổ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro phẫu thuật.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.