Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Mũi tiêm 18 tháng có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi tiêm 18 tháng

Ngày 13/10/2024
Kích thước chữ

Tiêm chủng cho trẻ là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là trong những năm tháng đầu đời. Vậy mũi tiêm 18 tháng có sốt không? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp cha mẹ giải đáp nỗi băn khoăn này một cách chi tiết nhất.

Như các bạn cũng đã biết, mũi tiêm 18 tháng là một mốc quan trọng trong lịch tiêm chủng quốc gia, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, có không ít bậc phụ huynh lo lắng mũi tiêm 18 tháng có sốt không.

Mũi tiêm 18 tháng bao gồm những loại vắc xin nào?

Ở trẻ 18 tháng tuổi, hệ miễn dịch đang trong quá trình phát triển song chưa hoàn thiện. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh vào thời điểm này sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ cần thiết, chống lại các bệnh tật. Vắc xin được tiêm ở độ tuổi này tạo ra miễn dịch lâu dài, bảo vệ trẻ trong nhiều năm.

Nếu trẻ thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc dịch vụ thì trẻ đã hoàn thành nhiều mũi vắc xin cơ bản quan trọng từ khi trẻ được 12 tháng tuổi. Đến thời điểm 18 tháng, nếu trẻ chưa được tiêm đủ sẽ được tiêm bổ sung hoặc tiêm mũi nhắc lại những mũi vắc xin đã được tiêm trước đây theo đúng phác đồ. Vậy trẻ 18 tháng tiêm mũi gì? Mũi tiêm 18 tháng bao gồm những loại vắc xin nào?

Vắc xin 6 in 1

Vắc xin 6 in 1 là loại vắc xin phối hợp giúp bảo vệ trẻ trước 6 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bao gồm:

  • Bạch hầu: Đây là căn bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn. Các triệu chứng khi mắc bệnh bạch hầu có thể kể đến như khó thở, liệt cơ… Ngày nay, mặc dù bệnh bạch hầu ở nước ta đã giảm nhiều song khi đã mắc bệnh thường nặng và tỷ lệ tử vong còn cao.
  • Uốn ván: Đây là căn bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng như cứng cơ, co cứng hàm… Với căn bệnh này, phòng bệnh là phương pháp tốt nhất bởi khi đã mắc bệnh, điều trị khó vô cùng.
  • Ho gà: Ho gà là bệnh đường hô hấp gây ra bởi vi khuẩn. Triệu chứng điển hình của bệnh là các cơn ho dữ dội kéo dài. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi trong cơn ho, trẻ có thể xuất hiện cơn ngừng thở, thậm chí kèm theo bội nhiễm.
  • Viêm gan B: Viêm gan B là căn bệnh gây ra bởi virus viêm gan B, làm tổn thương gan, gây suy giảm chức năng gan.
  • Viêm phổi và viêm màng não: Căn bệnh này gây ra bởi vi khuẩn HIB, đe dọa đến chất lượng cuộc sống và tính mạng của trẻ.
  • Bại liệt: Bại liệt là bệnh gây ra bởi virus bại liệt. Căn bệnh này có thể dẫn đến liệt chi, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ.

Vắc xin MMR

Vắc xin MMR hay vắc xin 3 in 1 là loại vắc xin phối hợp giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 căn bệnh nguy hiểm sởi, quai bị và rubella. Trong đó:

  • Sởi là căn bệnh gây ra bởi virus. Căn bệnh này gây giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trẻ. Sau khi bị sởi, trẻ dễ bị tiêu chảy, viêm phổi, lao và suy dinh dưỡng.
  • Quai bị là căn bệnh gây ra bởi virus, có biểu hiện đặc trưng là sưng tuyến nước bọt ở má và hàm.
  • Rubella cũng là căn bệnh gây ra bởi virus. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, phát ban…
Mũi tiêm 18 tháng có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi tiêm 18 tháng 1
Mũi tiêm 18 tháng bao gồm những loại vắc xin nào

Mũi tiêm 18 tháng có sốt không?

Thực tế cho thấy, tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn. Vậy mũi tiêm 18 tháng có sốt không?

Với câu hỏi mũi tiêm 18 tháng có sốt không, các chuyên gia cho biết, sau tiêm, trẻ có thể bị sốt nhẹ từ 37,5 độ C - 38 độ C. Đây là phản ứng phổ biến nhất, cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động để phản ứng với vi khuẩn hoặc virus trong vắc xin.

Bên cạnh phản ứng sốt, trẻ sau mũi tiêm 18 tháng còn có thể gặp phải một số phản ứng phụ khác như:

  • Sưng, đau tại vị trí tiêm: Vùng da nơi tiêm có thể hơi sưng và ửng đỏ nhẹ kèm cảm giác đau. Đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể tại vị trí tiêm vắc xin.
  • Quấy khóc và khó chịu: Sau tiêm, trẻ có thể cảm thấy bứt dứt và quấy khóc hơn so với bình thường.
  • Mệt mỏi, chán ăn, thậm chí là bỏ ăn: Một số trường hợp trẻ sau tiêm có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hay thậm chí là bỏ ăn, bỏ bú.

Thực tế cho thấy, các phản ứng phụ này đều sẽ tự thuyên giảm và biến mất sau 1 vài ngày kể từ thời điểm tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng xử trí kịp thời, phù hợp.

Mũi tiêm 18 tháng có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi tiêm 18 tháng 2
Mũi tiêm 18 tháng có sốt không?

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi tiêm 18 tháng

Để giúp trẻ vượt qua các phản ứng phụ sau tiêm và nhanh chóng hồi phục, cha mẹ có thể lưu ý một số vấn đề sau đây khi chăm sóc trẻ:

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm

Sau tiêm phòng, cha mẹ nên cho trẻ ngồi lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để bác sĩ có thể tiện theo dõi và xử lý kịp thời nếu không may trẻ có các phản ứng bất thường sau tiêm. Nếu sau thời gian này trẻ hoàn toàn bình thường, cha mẹ hoàn toàn có thể đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong khoảng 48 giờ sau tiêm.

Mũi tiêm 18 tháng có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi tiêm 18 tháng 3
Cha mẹ cần cho bé ở lại theo dõi tối thiểu 30 phút sau tiêm vắc xin

Hạ sốt cho trẻ trong trường hợp trẻ không may bị sốt sau tiêm

Trong trường hợp trẻ không may bị sốt, cha mẹ cần nhanh chóng hạ sốt cho trẻ thông qua các biện pháp như chườm ấm (vùng trán, nách, bẹn), cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước hoặc cho trẻ bú tích cực nếu trẻ vẫn đang bú mẹ… 

Sau đó, cha mẹ tiếp tục theo dõi nhiệt độ của trẻ để theo dõi tình trạng sốt, nếu cần thiết cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sau tiêm.

Chế độ dinh dưỡng

Sau tiêm mũi tiêm 18 tháng, cha mẹ cần duy trì cho trẻ ăn chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ các nhóm chất thiết yếu, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Mũi tiêm 18 tháng có sốt không? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi tiêm 18 tháng 4
Cha mẹ cần duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm mũi tiêm 18 tháng

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh việc tiêm phòng cho trẻ 18 tháng. Hy vọng, qua những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về chủ đề này, giải đáp được thắc mắc mũi tiêm 18 tháng có sốt không đồng thời nắm được cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi tiêm 18 tháng. 

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang đến sự an tâm tuyệt đối với quy trình tiêm chủng được thiết kế chặt chẽ, bao gồm khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, tiêm bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, và theo dõi sức khỏe khách hàng sau tiêm. Tất cả nhằm đảm bảo rằng mọi mũi tiêm đều an toàn và hiệu quả. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại trang web chính thức.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩLê Thị Quyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin