Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều chị em lo lắng và phàn nàn về tình trạng mụn bọc ở cằm bởi không biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu. Vậy mụn bọc ở cằm là gì và có nguy hiểm không?
Mụn bọc ở cằm là loại mụn có kích thước to và gây đau nhức, sưng viêm. Trong một số trường hợp, mụn còn ăn sâu vào trong da và gây nên sẹo thâm, sẹo lõm. Để hiểu rõ hơn về loại mụn này, bạn hãy tham khảo nội dung ở bài viết sau.
Mụn bọc ở cằm thường gặp nhiều nhất ở thanh thiếu niên và chị em phụ nữ trong giai đoạn dậy thì. Mụn hình thành là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn và dầu thừa ở trên da. Bên cạnh đó, nổi mụn bọc ở cằm còn là sự thay đổi bất thường của hormone ở trong cơ thể. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến mụn có thể là do lông bị mọc ngược vào da. Tình trạng này thường xảy ra ở những nam giới thường xuyên cạo râu.
Mụn mủ, mụn bọc ở cằm đôi khi không chỉ đơn giản là lỗ chân lông bị bít tắc mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan tới da.
Triệu chứng mụn bọc ở cằm có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nang lông bị bít tắc và gây viêm. Nếu mụn bọc kéo dài kèm theo các triệu chứng như mẩn đỏ, sưng tấy, viêm, mỗi người nên có phương pháp can thiệp kịp thời để hạn chế lây lan sang vùng da bên cạnh. Ngoài ra, mụn mủ, mụn bọc ở cằm nếu như không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở trên da như sẹo lõm.
Khi mụn bọc xảy ra với mức độ trầm trọng hơn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề về viêm mô tế bào. Tình trạng viêm mô tế bào thường xảy ra tại vùng da mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá viêm,…
Những trường hợp này nếu như không được phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe:
Nếu như quan sát thấy da bị nổi mụn bọc, nhất là vùng cằm thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm da tiếp xúc. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do các yếu tố từ bên ngoài môi trường như khăn lau, quần áo cọ xát, đeo dây mũ bảo hiểm. Nếu các đồ vật này không được vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công vào da và gây nổi mụn.
Ngoài những điểm như trán, má, mũi thì cằm là nơi mà rất dễ mọc mụn nhất. So với những loại mụn khác, mụn bọc vốn là một thể bệnh nặng. Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng của mụn tới sức khỏe và làn da sẽ nhiều hơn. Đặc biệt là khi mụn không được kiểm soát tốt và có dấu hiệu bị sưng to.
Tình trạng các nang lông bị nhiễm khuẩn P.acness sẽ trở nên nghiêm trọng nếu như làn da của bạn bị tổn thương một cách nặng nề. Các nốt mụn mọc sưng to thường chứa nhiều mủ dịch ở bên trong nên sẽ gây đau nhức và ngứa ngáy. Không chỉ vậy, nếu như mụn bọc phát triển ngày càng lớn cũng sẽ khiến cho việc chăm sóc trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ rất dễ hình thành sẹo thâm và sẹo lõm sau quá trình điều trị.
Nếu như mụn bọc bị vỡ ra và không kịp xử lý sẽ khiến cho vùng cằm bị nhiễm trùng và gây ra biến chứng mụn viêm nang. Đây chính là một dạng mụn rất khó để điều trị, gây tốn kém về thời gian cũng như tiền bạc.
Không chỉ vậy, mụn bọc ở cằm còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh, khiến họ thiếu tự tin khi giao tiếp. Chưa hết, cảm giác lo âu, buồn phiền cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, rất nhiều chị em còn thắc mắc rằng có nên nặn mụn bọc tại cằm hay không. Đối với những nốt mụn ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà nhưng tuyệt đối không nên nặn bỏ. Bởi lẽ nó sẽ rất dễ khiến cho da bị nhiễm trùng, gây sẹo lõm làm mất đi tính thẩm mỹ.
Trong trường hợp mụn bọc viêm ở mức độ nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị an toàn. Bởi lẽ, cằm cũng là nơi có nhiều rễ thần kinh nên việc nặn bỏ mụn bọc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng mụn bọc ở cằm. Do mụn bọc ở cằm có thể chữa khỏi hoàn toàn nên bạn không cần quá lo lắng nhé.
Xem thêm: Mụn bọc ở mũi là gì và làm thế nào để hạn chế tình trạng mọc mụn bọc?
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.