Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn bọc là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là khi chúng xuất hiện trên khuôn mặt. Việc nặn mụn bọc có thực sự hiệu quả và an toàn? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc mụn bọc có nên nặn không và đưa ra lời khuyên hữu ích để xử lý mụn bọc.
Mụn bọc không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây đau và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và hình thành thâm sẹo. Nhiều người thường có thói quen nặn mụn với mong muốn loại bỏ chúng nhanh chóng. Tuy nhiên, mụn bọc có nên nặn không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của việc nặn mụn bọc không đúng cách và gợi ý cách xử lý mụn bọc an toàn.
Việc nặn mụn bọc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với làn da. Đầu tiên, việc nặn mụn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi nặn mụn, vi khuẩn từ tay hoặc dụng cụ nặn mụn có thể xâm nhập vào vết thương hở, gây viêm nhiễm nặng hơn. Thậm chí, nếu mụn bọc to không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến hình thành áp xe – một túi mủ sâu dưới da gây đau nhức nặng. Ngoài ra, việc nặn mụn còn làm tăng nguy cơ để lại sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo rỗ gây ảnh hưởng thẩm mỹ lâu dài.
Một số trường hợp, việc tự nặn mụn sai cách là làm mụn lan rộng hơn, nghiêm trọng hơn. Mủ và vi khuẩn từ nốt mụn bị nặn có thể lan sang các vùng da khác và hình thành thêm mụn mới. Đây là lý do nhiều người càng nặn mụn, mụn càng xuất hiện nhiều và dày đặc. Thậm chí, việc nặn mụn còn có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Khi đó, tuyến bã nhờn có thể tiết ra nhiều dầu hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh ra nhiều mụn hơn. Điều này gây khó khăn hơn cho việc điều trị mụn bọc.
Nốt mụn bọc có tự xẹp không? Theo các chuyên gia, câu trả lời và không. Mụn bọc bên trong thường chứa nhiều dịch máu hoặc mủ nên khó có thể tự lành như các loại mụn nhỏ thông thường. Bên trong mụn bọc là một ổ viêm và cần được can thiệp mới có thể loại bỏ hoàn toàn. Như vậy, với thắc mắc mụn bọc có nên nặn không, câu trả lời là nên nhưng cần thực hiện đúng cách.
Bạn nên nặn mụn bọc có mủ khi chắc chắn mụn đã chín. Mụn đã chín là khi đầu mụn đã có màu trắng, mềm và dễ dàng lấy nhân mụn ra ngoài mà không gây tổn thương da nghiêm trọng. Lúc này, việc nặn mụn có thể giúp loại hết ổ viêm và ngăn chặn tình trạng mụn tái phát. Tuy nhiên, bạn cần biết cách nặn mụn bọc an toàn và tốt nhất việc nặn mụn cần được thực hiện bởi người có chuyên môn như bác sĩ da liễu hoặc kỹ thuật viên thẩm mỹ. Quá trình nặn mụn cần sử dụng dụng cụ được vô trùng. Sau khi nặn mụn, da cần được vệ sinh, sát trùng sạch sẽ.
Ngược lại, bạn không nên nặn mụn khi mụn chưa chín, vẫn còn biểu hiện viêm đỏ, sưng đau, mụn chưa có đầu trắng và ổ viêm còn nằm sâu dưới da. Khi nặn những nốt mụn này, nguy cơ tổn thương tăng cao, ổ viêm khó được loại bỏ hoàn toàn dễ gây tái phát mụn.
Điều trị mụn bọc hiệu quả cần kết hợp giữa các phương pháp tại nhà và chuyên sâu để đạt kết quả tốt nhất. Trước tiên, việc vệ sinh da mặt thường xuyên là điều cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Bạn nên sử dụng các sản phẩm trị mụn phù hợp chứa thành phần như salicylic acid hoặc benzoyl peroxide giúp làm sạch lỗ chân lông và giảm viêm.
Ngoài ra, người bị mụn bọc cần tránh ăn đồ cay nóng, đồ uống có ga để giảm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, ngăn ngừa phát triển thêm mụn mới. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước lọc cũng giúp tăng đề kháng cho da. Việc thay chăn ga gối đệm thường xuyên cũng giúp loại bỏ bớt tác nhân gây mụn.
Trong những trường hợp mụn bọc nặng hơn, bạn có thể cần phải điều trị bằng thuốc. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn P Acnes gây mụn. Kem bôi trị mụn giúp giảm viêm và làm dịu da, đặc biệt là các sản phẩm có chứa retinoids hoặc axit salicylic. Đối với những trường hợp mụn nặng hơn, thuốc uống như Isotretinoin có thể được bác sĩ da liễu kê đơn để điều trị từ bên trong.
Đối với những người có mụn bọc khó điều trị, nguy cơ để lại sẹo cao, các phương pháp chuyên sâu tại phòng khám da liễu hoặc thẩm mỹ viện sẽ giúp da phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể được chiếu ánh sáng xanh, dùng laser tái tạo da, lăn kim trị mụn, peel da làm mờ thâm sẹo,…
Khi đang trong quá trình điều trị mụn, bạn cần đảm bảo để mụn không lây lan ra vị trí khác. Khi đã điều trị mụn, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa mụn tái lại. Vậy đâu là những việc bạn cần làm?
Mụn bọc có nên nặn không? Câu trả lời là bạn chỉ nên nặn mụn bọc khi đảm bảo quy trình chuẩn y khoa. Việc nặn mụn bọc sai cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương da, để lại sẹo và làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu mụn bọc xuất hiện ở vùng gần dây thần kinh, viêm nhiễm có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê bì hoặc đau nhức. Vì vậy, dù trong hầu hết các trường hợp mụn bọc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn không nên chủ quan.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.