Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mụn bọc ở má: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị hiệu quả

Ngày 21/08/2023
Kích thước chữ

Trên khuôn mặt, đặc biệt là ở vùng má, những vết mụn bọc xanh, sưng tấy và đau nhức đã gây ra không ít phiền toái và tự ti cho những ai bị mụn bọc ở má. Vậy nguyên nhân của mụn bọc ở má là do đâu và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mụn bọc ở má không chỉ đơn thuần là một vấn đề ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của mỗi người. Những vết mụn bọc to có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và không thoải mái trong giao tiếp xã hội. Mặc dù rất nhiều biện pháp và sản phẩm được quảng cáo để điều trị mụn bọc ở má nhanh nhất, nhưng không phải ai cũng có thể tìm ra giải pháp hiệu quả cho bản thân.

Nguyên nhân mụn bọc ở má?

Thông thường, mụn bọc ở má xảy ra do sự tích tụ của bụi bẩn, dầu và các chất bẩn tạo nên tắc nghẽn lỗ chân lông theo thời gian. Dù da của bạn là da khô, da hỗn hợp hoặc da dầu, mụn bọc ở má thường được hình thành do yếu tố môi trường, bao gồm các điểm sau đây:

Vỏ gối và ga trải giường bẩn

Khăn trải giường và vỏ áo gối có thể là nguồn gây mụn bọc trên má. Chúng có thể thu hút và chứa đầy vi khuẩn, nấm, phấn hoa và các chất gây dị ứng khác trong một thời gian ngắn sử dụng.

Chạm tay vào mặt

Việc chạm tay vào mặt trong suốt cả ngày có thể đưa các chất ô nhiễm và chất gây dị ứng lên da. Các vi khuẩn, bụi bẩn và chất gây dị ứng này có thể tắc nghẽn lỗ chân lông và góp phần gây ra mụn khi tiếp xúc với da mặt giữa các lần rửa mặt.

Mụn bọc ở má: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị hiệu quả 1
Thói quen chạm tay lên mặt có thể gia tăng tình trạng mụn bọc ở má

Chăm sóc da không đúng cách

Nhiều người thường chà mạnh vào vùng da bị mụn bọc. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Da trên khuôn mặt đặc biệt nhạy cảm, điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải nhẹ nhàng khi chăm sóc da dù trong bất kỳ tình huống nào.

Bên cạnh đó, các sản phẩm chăm sóc da cũng có thể góp phần vào vấn đề này. Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm chứa các thành phần như cồn và nước hoa tổng hợp, chúng có thể gây kích ứng da hoặc tắc nghẽn lỗ chân lông.

Cạo râu không đúng kỹ thuật

Kỹ thuật cạo râu không đúng cách có thể gây kích ứng và tăng nguy cơ lông mọc ngược. Đây là một yếu tố gây hình thành mụn bọc ở má.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến việc xuất hiện mụn bọc ở má hoặc các loại mụn bọc nói chung.

Sự thay đổi nội tiết tố

Tương tự như mụn xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên mặt và cơ thể, sự thay đổi trong nội tiết tố thường là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc xuất hiện mụn. Đó là lý do tại sao nhiều người thường gặp mụn bọc khi bước vào tuổi dậy thì hoặc trong giai đoạn mang thai.

Vấn đề trao đổi chất

Mụn bọc ở má là điều hiển nhiên nếu trao đổi chất có vấn đề. Điều này xảy ra khi quá trình tự nhiên của cơ thể bị gián đoạn, gây ra tình trạng viêm nhiễm, bao gồm cả mụn trứng cá trên khuôn mặt.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng có thể đóng vai trò trong việc phát triển mụn bọc ở má, chẳng hạn như căng thẳng hoặc thói quen tập luyện.

Mụn bọc ở má: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị hiệu quả 2
Cơ chế trao đổi chất bị thay đổi có thể gây nên mụn bọc ở má

Cách trị mụn bọc ở má

Nếu phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả với làn da của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của một bác sĩ da liễu để được điều trị chuyên sâu

Sử dụng thuốc kháng sinh

Bác sĩ da liễu có thể đề xuất sử dụng thuốc trị mụn bọc ở má trong trường hợp nặng. Các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm sưng viêm bao gồm: Tetracyclin, clindamycin, doxycycline, minocyclin,.... Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc trị mụn qua đường uống hoặc bôi.

Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thể giúp điều chỉnh nội tiết tố và giảm mụn bọc hoặc mụn trứng cá ở má. Tuy nhiên, trước khi sử dụng biện pháp tránh thai, hãy bạn nên thảo luận với bác sĩ.

Điều trị rối loạn trao đổi chất

Điều trị các vấn đề về trao đổi chất có thể giúp giảm hoặc loại bỏ mụn, bao gồm cả mụn bọc ở má. Hãy tìm cách nhận được liệu pháp cho rối loạn này.

Các phương pháp điều trị tại phòng khám

Một số liệu pháp điều trị tại phòng khám có thể mang lại hiệu quả, bao gồm:

Một số lưu ý khi điều trị mụn bọc ở má

Giặt khăn trải giường và vỏ gối: Hãy giặt khăn trải giường ít nhất một lần mỗi tuần để duy trì làn da khỏe mạnh. Nếu dễ bị mụn, hãy lót một chiếc khăn tay sạch để che áo gối và thay hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên buộc tóc để tránh tóc tiếp xúc với mặt khi ngủ.

Tránh chạm tay lên mặt: Hạn chế chạm tay vào mặt, đặc biệt là khu vực cằm và má. Rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ truyền vi khuẩn, dầu và bụi bẩn lên mặt.

Cải thiện quy trình chăm sóc da: Để đối phó với mụn bọc ở má, quy trình chăm sóc da rất quan trọng. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp để làm sạch, điều trị và nuôi dưỡng da một cách an toàn. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh có thể làm khô da và gây mẩn đỏ, làm tình trạng da trở nên xấu đi.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ngọt, thức ăn chiên xào. Thay vào đó, nên tăng cường rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt cùng các loại nước detox, kombucha, thanh lọc cơ thể như chanh, mật ong, giấm táo… Thường xuyên tập thể dục và tránh xa stress.

Mụn bọc ở má: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị hiệu quả 3
Tăng cường ăn rau xanh là biện pháp có thể hạn chế mụn bọc ở má

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị mụn bọc ở má, bạn cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da tuyệt đối khỏi tác hại của tia UVA/UVB. Nên chọn loại kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên, tốt nhất là loại không chứa dầu.

Tóm lại, nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc ở má có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Điều quan trọng nhất vẫn là duy trì vệ sinh sạch sẽ cho da và nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên thăm bác sĩ da liễu thường xuyên thay vì tự ý can thiệp. Việc tự điều trị có thể làm tình trạng mụn bọc ở má trở nên nghiêm trọng hơn, gây tổn thương về thẩm mỹ và có thể để lại sẹo.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin