Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Muỗi là sinh vật có kích thước nhỏ bé nhưng lại rất nguy hiểm khi là tác nhân lan truyền nhiều bệnh có tỷ lệ tử vong cao như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét,... Vậy muỗi sống được bao lâu? Làm thế nào để phòng ngừa loài vật này?
Muỗi thuộc nhóm côn trùng họ Culicidae, bộ hai cánh (Diptera). Loài vật này có thân mỏng, chân dài, một đôi cánh vảy và một đôi cánh cứng. Kích thước khi trưởng thành khoảng vài mm, nặng từ 2 - 2,5g, tốc độ bay 1,5 - 2,5km/h. Muỗi chủ yếu hút nhựa cây, hoa quả để sống. Riêng muỗi cái hút máu người và máu động vật để có đủ protein để sản sinh ra trứng.
Muỗi phần lớn sống trong các đầm lầy, ao hồ, vùng nước đọng, khu vực ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của muỗi từ 20 - 25 độ C. Bởi vậy, những quốc gia có khí hậu nhiệt đới thường có nhiều muỗi sinh sống, trú ngụ.
Theo nghiên cứu, muỗi có 4 giai đoạn phát triển gồm: Trứng, bọ gậy, lăng quăng và trưởng thành. Ở 3 giai đoạn đầu tiên, muỗi sẽ chủ yếu sống ở dưới nước. Chúng chỉ sống tự do ở môi trường bên ngoài nước khi đã phát triển đến giai đoạn muỗi trưởng thành.
Trong điều kiện sống ngoài tự nhiên, vòng đời của muỗi cái sẽ kéo dài khoảng 2 tháng. Chúng đẻ trung bình từ 6 đến 8 lần. Ở môi trường phòng thí nghiệm, thời gian sống của muỗi cái sẽ được kéo dài hơn, khoảng 3 tháng. Với muỗi đực, sau khi giao phối, chúng sẽ sống thêm khoảng từ 10 đến 15 ngày.
Mặc dù là loài côn trùng nhỏ bé và có vòng đời ngắn nhưng muỗi lại được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí, muỗi còn được xếp là động vật nguy hiểm nhất hành tinh. Do chúng là vật trung gian truyền rất nhiều loại bệnh nguy hiểm từ động vật sang người, từ người sang người.
Một số loại bệnh mà muỗi truyền nhiễm sang người có thể kể đến như bệnh virus Zika, virus Tây sông Nile sốt xuất huyết, sốt vàng, sốt rét, viêm não Nhật Bản, bệnh ký sinh trùng trong tim chó, sốt Chikungunya, viêm não ngựa (WEE),…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên toàn cầu có tới hơn 1 triệu người tử vong do các bệnh lây truyền từ muỗi. Tại Việt Nam, có 3 căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao do muỗi gây ra gồm sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản và sốt rét.
Sốt xuất huyết là bệnh lý phổ biến ở khu vực khí hậu nhiệt đới do virus Dengue lây lan qua người từ muỗi cái thuộc giống Aedes (hay tên gọi dân gian là muỗi vằn) mang virus gây bệnh. Virus Dengue có 4 chủng gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3,DEN-4. Do vậy, 1 người có thể bị sốt xuất huyết tối đa 4 lần.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết là bệnh có tốc độ lây lan nhanh nhất thế giới với hơn 40% dân số toàn cầu đang có nguy cơ đối mặt với bệnh. Mỗi năm, có khoảng 100 triệu người mắc mới.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2023, ghi nhận hơn 87.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 ca tử vong. Tất cả các trường hợp tử vong tập trung ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Chủng virus lưu hành phổ biến là DEN-1, DEN-2.
Người bệnh sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ, đe doạ tính mạng, thậm chí tử vong. Một vài biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết có thể kể đến như:
Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng tim thai đập nhanh, giảm tiểu cầu và tăng nguy cơ sảy thai.
Bên cạnh sốt xuất huyết, sốt rét cũng là bệnh lý phổ biến do muỗi truyền nhiễm. Theo các chuyên gia, nguồn gốc chính gây ra bệnh sốt rét là do ký sinh trùng Plasmodium. Loài ký sinh trùng này gây ra các triệu chứng như đau đầu, sốt, lạnh run. Thời gian ủ bệnh từ 10-15 ngày sau khi người bệnh bị muỗi Anophen đốt.
Cũng giống như sốt xuất huyết, bệnh sốt rét cũng là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm, gồm:
Ngoài những biến chứng ở trên, người bệnh sốt rét, đặc biệt là sốt rét thể nặng còn có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như thiếu máu, co giật, hôn mê, tổn thương não, suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi, động kinh,...
Sốt rét là bệnh tiến triển rất nhanh và có tỷ lệ tử vong sớm lên tới 20%. Bởi vậy, nếu không may bị sốt rét thể nặng, người bệnh cần được điều trị đặc biệt và chăm sóc kỹ càng, đúng cách.
Một căn bệnh nguy hiểm khác do muỗi gây ra đó là viêm não Nhật Bản. Căn bệnh này là thủ phạm gây ra khoảng 10.000 ca tử vong mỗi năm. Phần lớn các trường hợp tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi.
Viêm não Nhật Bản có thể gây ra không ít các biến chứng nặng nề như: Viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu,... Với những trường hợp trẻ bị nặng, không được điều trị kịp thời sẽ dễ để lại các di chứng như rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, bại liệt,...
Có thể thấy, các bệnh do muỗi gây ra đều vô cùng nguy hiểm. Phần lớn các bệnh này đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vaccine phòng bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của muỗi cũng như hạn chế muỗi cắn như treo màn khi ngủ; mặc quần áo dài tay khi vào khu vực có nhiều muỗi; sử dụng các loại thuốc diệt muỗi chứa DEET; loại bỏ các ao tù, nước đọng để muỗi không thể sinh sản; làm các bể thả cá có thể diệt ấu trùng muỗi;...
Trên đây Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp thắc mắc “Muỗi sống được bao lâu?” cũng như đưa một vài thông tin liên quan tới các bệnh do muỗi gây ra. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với mọi người.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.