Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt cao, đau mỏi người, mệt mỏi,... là những triệu chứng điển hình của người bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bị sốt xuất huyết nhưng không sốt khiến người bệnh chủ quan không biết mình bị bệnh hoặc tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh trở nặng.
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện theo mùa và có thể bùng phát mạnh thành dịch nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Sốt xuất huyết có thể gặp ở bất cứ ai từ người lớn đến trẻ em với các triệu chứng tương đồng nhau. Tuy nhiên, không phải ai bị sốt xuất huyết cũng có triệu chứng điển hình. Thực tế đã cho thấy có rất nhiều người không có dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết như sốt cao, người ớn lạnh, đau nhức,... nhưng khi xét nghiệm lại cho kết quả dương tính. Nguy hiểm hơn, nhiều người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch do chủ quan không điều trị khi sốt xuất huyết nhưng không sốt.
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 chủng huyết thanh bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Các chủng sốt xuất huyết này đều có khả năng gây bệnh, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Sốt xuất huyết lây nhiễm chủ yếu thông qua vết đốt của muỗi vằn cái Aedes aegypti có mang virus. Theo thống kê, có tới 80% trường hợp người bị sốt xuất huyết nhưng không sốt hoặc có các triệu chứng không điển hình nhưng vẫn có khả năng lây bệnh sang người khác qua trung gian muỗi vằn.
Tình trạng sốt xuất huyết không sốt có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu người bệnh bị tái nhiễm hoặc bệnh đang tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm. Vậy sốt xuất huyết nhưng không sốt do đâu?
Theo các chuyên gia, tình trạng sốt xuất huyết không gây sốt cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Người bị sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục, đây cũng là một triệu chứng đặc trưng thường được sử dụng làm căn cứ nghi ngờ khả năng mắc bệnh mắc sốt xuất huyết. Vì thế, khi không có triệu chứng sốt, người bệnh có thể không nghĩ đến trường hợp bản thân bị sốt xuất huyết nên không đi khám kịp thời, chỉ đến khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển nặng mới đến bệnh viện cấp cứu.
Bên cạnh đó, sốt xuất huyết có rất nhiều triệu chứng tương tự bệnh lý khác nên rất dễ nhầm lẫn, đặc biệt ở trẻ em. Rất nhiều người bệnh sốt xuất huyết nhưng không sốt, kèm theo viêm họng, rối loạn tiêu hóa,... Điều này khiến bác sĩ dễ bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị sai cách và mất cảnh giác khi bước vào giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết.
Bước vào giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết, người bệnh thường không bị sốt và cảm thấy người khỏe hơn nên nghĩ rằng bệnh đã hết. Tuy nhiên, đây mới chính là giai đoạn cần thận trọng bởi sốt xuất huyết có thể gây ra biến chứng hạ tiểu cầu, cô đặc máu, chảy máu cam, nôn ra máu, tăng nguy cơ trụy mạch,... Nếu người bệnh không biết mình mắc bệnh mà vẫn sinh hoạt không lành mạnh, vận động quá sức sẽ vô tình làm tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Nhận biết các triệu chứng sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng. Nếu không bị sốt, bạn có thể dựa theo một số triệu chứng điển hình khác như:
Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết kể trên dù không bị sốt, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là một số thông tin giúp làm rõ vấn đề bị sốt xuất huyết nhưng không sốt. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức về trường hợp không có triệu chứng điển hình này. Qua đó tránh được tâm lý chủ quan và giảm nguy cơ biến chứng khi không may mắc bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.