Thời tiết nóng ẩm của khí hậu Việt Nam cùng với sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non nớt là những yếu tố thuận lợi gây ra bệnh da liễu ở trẻ em. Điển hình trong số đó phải kể đến bệnh chốc lở da đầu với khả năng lây lan nhanh chóng. Chốc lở da đầu ở trẻ em không chỉ khiến con yêu đau đớn, ngứa ngáy khó chịu mà còn tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe lâu dài. Chính vì vậy, việc cha mẹ tìm hiểu thông tin xoay quanh bệnh lý này là vô cùng cần thiết.
Chốc lở da đầu ở trẻ em là như thế nào?
Chốc lở da đầu là tình trạng xuất hiện các nhiễm trùng, các bọng nước lở loét trên da đầu của bé do sự tấn công của các loại vi khuẩn có hại. Đây là bệnh lý ngoài da với mức độ lây lan nhanh chóng, lây từ vùng da này sang vùng da khác và lây lan từ người này sang người khác khi có tiếp xúc.
Muôn vàn câu hỏi về bệnh chốc lở da đầu ở trẻ em
Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đáng lưu ý, bệnh chốc lở da đầu ở trẻ em thường bị nhẫm lần với nhiều bệnh lý khác. Điều này dẫn đến tình trạng điều trị sai cách, không chỉ khiến bé khó chịu mà còn để lại các vết sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ về lâu dài. Hơn hết, việc điều trị chốc lở da đầu sai cách có thể khiến con bị nhờn thuốc, khó khăn trong điều trị.
Triệu chứng chốc lở da đầu ở trẻ em
Tương tự như bệnh hắc lào, chốc lở da đầu ở trẻ em đặc trưng bởi các bọng nước hình tròn, dần dần bọc nước chuyển sang màu đục như có chứa dịch mủ ở bên trong rồi vỡ ra. Lúc này, cha mẹ cần vệ sinh cho trẻ đúng cách để tránh nguy cơ con bị bội nhiễm.
Sau khi vỡ, các bọng nước đóng thành vảy màu vàng ở trên da đầu của bé, xen kẽ với tóc con nên gây cảm giác khó chịu, bỏng rát và ẩm ướt. Lâu dần, các triệu chứng chốc lở rất khó lành, dễ bị viêm nhiễm và để lại sẹo trên da nên ảnh hưởng rất lớn về thẩm mỹ.
Ngoài các dấu hiệu trên, trẻ còn có xuất hiện một số triệu chứng ốm sốt, ngứa ngáy chán ăn, quấy khóc thậm chí nổi hạch.
Chốc lở da đầu khiến trẻ ngứa ngáy quấy khóc.
Trẻ bị bị chốc lở da đầu do đâu?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây chốc lở da đầu ở trẻ là do sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra, một số yếu tố khiến trẻ dễ mắc bệnh có thể kể đến như:
- Vệ sinh đầu tóc cho trẻ không đảm bảo, vệ sinh không sạch, không thường xuyên.
- Điều kiện thời tiết nóng ẩm, da đầu đổ nhiều mồ hôi cùng với môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ.
- Khởi phát do trẻ đang mắc các bệnh lý khác như: Trẻ bị côn trùng cắn, trẻ mắc thủy đậu,…
Điều trị chốc lở da đầu ở trẻ em như thế nào?
Ngay khi nhận thấy con có các dấu hiệu của bệnh chốc lở da đầu hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, tốt hơn hết cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Thông thường, chốc lở da đầu ở trẻ em sẽ được điều trị bằng các loại thuốc bôi, thuốc mỡ với công dụng kháng viêm, giảm ngứa. Từ đó, giúp làm mềm vùng da tổn thương để vùng da này bong đi, trả lại một lớp da non mớt.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc đặc trị và dầu gội chuyên biệt. Gia đình cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và tần suất sử dụng. Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc hay đổi thuốc của trẻ, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng, thêm khó điều trị và dễ bị nhờn thuốc.
Bôi thuốc cho trẻ giúp kháng viêm, giảm ngứa ngáy
Chăm sóc trẻ em bị chốc lở da đầu như thế nào?
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt, cha mẹ nên:
- Vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ, đúng cách.
- Hạn chế tối đa việc trẻ đổ mồ hôi vùng da đầu, tránh để các vết chốc lở lây lan rộng.
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dễ thấm hút mồ hồi.
- Sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Chốc lở da đầu ở trẻ em có lây không?
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây chốc lở da đầu là do sự tấn công của virus, vi khuẩn do đó có khả năng lây lan nhanh chóng.
Như vậy, chốc lở da đầu có thể lây từ người này sang người kia, từ vùng da này sang vùng da khác. Do đó, nếu trẻ ngứa ngáy và gãi mạnh, các dịch mủ lan sang vùng da xung quanh thì sẽ gây viêm nhiễm.
Trẻ em bị chốc lở da đầu có nên gội đầu không?
Theo các chuyên gia, trẻ em bị chốc lở da đầu cần được gội đầu chứ không phải kiêng nước hay kiêng tắm gội. Việc thiếu vệ sinh cơ thể chỉ làm tình trạng bệnh của con càng thêm nặng. Do đó, cha mẹ tiếp tục tắm rửa, gội đầu cho con. Nhưng cần lưu ý rằng, nên sử dụng dầu gội và sữa tắm chuyên dụng cho trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Mong rằng những chia sẻ về bệnh chốc lở da đầu ở trẻ em trên đây hữu ích với cha mẹ. Chúc quý độc giả và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Lại Thảo
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp