Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Nấm miệng candida ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Các triệu chứng điển hình

Ngày 14/06/2022
Kích thước chữ

Nấm miệng Candida ở trẻ em thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, việc tìm hiểu các triệu chứng của bệnh là điều rất quan trọng để có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh.

Ở phần bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những nguyên nhân và các triệu chứng điển hình của tình trạng nấm miệng candida ở trẻ em một cách cụ thể nhất.

Nấm miệng candida ở trẻ em là gì?

Nấm miệng candida hay còn được gọi là tưa miệng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nấm miệng cũng có thể ảnh hưởng đến móng tay, mắt và những nếp gấp da ở cổ, nách, vùng quấn tã, trong đó bao gồm cả âm đạo và các nếp gấp ở bẹn.

Nấm miệng candida ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Các triệu chứng điển hình của bệnh1 Nguyên nhân xảy ra nấm miệng candida ở trẻ em là do đâu?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm nấm candida khi có các yếu tố sau:

  • Trong lúc chuyển dạ chào đời: Trẻ có thể bị nhiễm nấm từ mẹ ngay cả khi trẻ vẫn đang còn trong tử cung. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là khi đi qua âm đạo lúc mới sinh.
  • Sử dụng thuốc: Sau khi dùng thuốc kháng sinh, trẻ có thể bị nhiễm nấm candida. Mặc dù thuốc kháng sinh có thể chống lại vi trùng gây bệnh cho trẻ nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng tới những chủng vi khuẩn tốt. Bên cạnh đó, việc không súc miệng lại sau khi dùng chung ống hút cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm nấm miệng.

Trẻ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe: Đối với những trẻ có tình trạng sức khỏe hạn chế thì nấm có thể xâm nhập vào trong máu. Trẻ rất nhẹ cân hoặc trẻ sinh non, trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ đặt ống thông tĩnh mạch là những đối tượng rất dễ bị nhiễm nấm candida ở trong máu. 

Nếu như nấm miệng candida diễn tiến trở thành mãn tính hoặc xảy ra ở miệng của trẻ lớn hơn thì đây có thể là dấu hiệu của sự suy yếu hệ thống miễn dịch, điển hình như nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). 

Nguyên nhân dẫn đến nấm miệng candida ở trẻ

Nấm men được tìm thấy ở da, hệ tiêu hóa và tại vùng sinh dục. Ở một số điều kiện nhất định, chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng này có thể xảy ra khi làn da bị tổn thương, trời ẩm ướt hoặc ấm hay trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Ở những trẻ bị bệnh nặng, nấm có thể lây nhiễm sang các mô sâu hơn hoặc nhiễm vào máu và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. 

Dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng candida ở trẻ em

Có rất nhiều triệu chứng mà trẻ có thể gặp phải sẽ cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh nấm miệng. 

  • Trẻ sơ sinh khi bị nấm miệng sẽ xuất hiện các mảng vàng hoặc trắng gây đau đớn tại môi, lưỡi, má trong và vòm miệng. Nấm có thể mọc lan vào thực quản và khiến cho trẻ cảm thấy đau đớn mỗi khi nuốt.
  • Có sự tổn thương kích ứng ở bên trong miệng, mỗi khi lau vết loét có thể gây ra tình trạng chảy máu.
  • Trẻ gặp khó khăn khi bú hoặc uống sữa.
  • Trẻ quấy khóc và khó chịu bất thường.
Nấm miệng candida ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Các triệu chứng điển hình của bệnh2 Trẻ hay quấy khóc khi bị nấm miệng

Cách điều trị nấm miệng candida ở trẻ

Để điều trị nấm miệng, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nấm. Thuốc nystatin thường được kê đơn cho những trẻ bị nhiễm trùng nấm miệng. Ngoài ra, những loại thuốc cụ thể dành cho bệnh nấm candida là khác nhau và thường phụ thuộc vào bộ phận ở cơ thể nơi nhiễm trùng tập trung.

Nếu như nấm miệng candida đã lây lan qua đường máu thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm đường tĩnh mạch. Một số loại thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ khó chịu nhưng đa số các trẻ đều có thể dung nạp tốt.

Khi bắt đầu điều trị, đa số những trường hợp bị nấm miệng candida sẽ có xu hướng thuyên giảm trong khoảng 2 tuần đầu. Tuy vậy lại có không ít trường hợp trẻ bị nấm miệng tái phát trở lại. Cụ thể như khi trẻ bị tưa miệng lặp đi lặp lại lâu ngày có thể là do sử dụng bình sữa chưa được đun sôi đúng cách hoặc dùng núm vú giả. 

Nấm miệng candida sẽ khó điều trị hơn nếu như trẻ có đặt ống thông tĩnh mạch hoặc hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Những xét nghiệm cũng thường được thực hiện để có thể đánh giá được khả năng kiểm soát nhiễm trùng hoặc để xem liệu tình trạng nhiễm trùng có lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể hay không. 

Cách giảm nguy cơ tái lại của nấm miệng candida ở trẻ em

Để ngăn ngừa nguy cơ tái lại của nấm miệng, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Vệ sinh đồ chơi và núm vú giả mà trẻ hay đưa vào miệng.
  • Cần đun sôi những bộ phận của máy hút sữa khi chúng tiếp xúc trực tiếp với sữa mẹ.
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ, nhất là sau khi dùng nhà vệ sinh và thay bỉm.
  • Cho trẻ ăn các loại sữa chua có chứa lợi khuẩn acidophilus để phòng chống nấm miệng và giảm lượng đường ở trong các loại thức ăn có men. 
Nấm miệng candida ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Các triệu chứng điển hình của bệnh3 Có thể cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ bị nấm miệng

Nấm miệng candida ở trẻ em gây những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, bạn nên có những giải pháp khắc phục nhanh chóng và kịp thời nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin