Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm miệng ở trẻ có tự khỏi không?

Ngày 15/06/2022
Kích thước chữ

Đối với trẻ nhỏ, việc bú bình hoặc bú mẹ đều có nguy cơ bị nấm miệng da nấm candida phát triển mạnh mẽ gây ra, gây cho trẻ cũng như các ông bố bà mẹ những phiền toái nhất định. Vậy nấm miệng ở trẻ có tự khỏi không? Hãy cũng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nấm miệng hay còn gọi là bệnh tưa miệng, tưa lưỡi, đây là bệnh được gây ra bởi nấm nem chủng Candida gây ra. Đây là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ và luôn khiến cho các bậc phụ huynh đau đầu và lo lắng không yên. Trên thực tế cho thấy, đây là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm cũng như ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ nếu được phát hiện và điều trị đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn không nên quá chủ quan để nấm lan rộng trong miệng và lan tới các bộ phận khác của cơ thể như lan xuống họng có thể làm cho trẻ khó nuốt, lan xuống hệ tiêu hóa có thể làm cho trẻ tiêu chảy, lan xuống phổi có thể làm cho trẻ viêm phổi do nấm

Nấm miệng là bệnh khá phổ biến đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Vậy nấm miệng ở trẻ có tự khỏi không?

Nấm miệng ở trẻ có tự khỏi không?

Bệnh không thể tự khỏi và trẻ cần được điều trị kết hợp với tự chăm sóc tại nhà với mục đích đẩy nhanh quá trình hồi phục. Khi bị nhiễm nấm, “chân nấm”sẽ cắm sâu vào niêm mạc má, lưỡi, mọc dày hơn nhanh chóng, lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể. Trẻ nhất thiết cần được khám, chẩn đoán nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, được kê đơn sử dụng thuốc điều trị. Đối với một số trường hợp, bệnh cần được điều trị ngay cả ở người mẹ nếu đang cho trẻ bú mẹ trực tiếp. Các loại thuốc chống nấm thường được bác sĩ chỉ định cụ thể như: Nystatin và miconazole…

Nấm miệng ở trẻ có tự khỏi không?1 Nấm miệng gây ra những phiền toái nhất định, vậy nấm miệng ở trẻ có tự khỏi không?

Nấm miệng ở trẻ điều trị bao lâu thì khỏi?

Bệnh nấm miệng ở trẻ thường chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn bệnh nhẹ và giai đoạn trở nặng. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện và thời gian điều trị khỏi bệnh rất khác nhau. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 2 tuần đến 1 tháng, nếu được điều trị đúng cách (tùy thuộc vào bệnh nhẹ hoặc nặng).

Giai đoạn nhẹ của bệnh nấm miệng ở trẻ

Tại giai đoạn nhẹ, những mảng trắng nhỏ xuất hiện trên lưỡi của trẻ làm các mẹ rất dễ nhầm lẫn với cặn sữa còn sót lại trong miệng trẻ. Nếu bỏ qua triệu chứng này, bệnh có nguy cơ phát triển nhanh chóng, lan ra nhiều bộ phận khác, gây ta nhiều biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh nấm miệng thể nhẹ ở trẻ:

  • Xuất hiện những mảng trắng bám rất chắc trên lưỡi và niêm mạc má, miệng của trẻ.
  • Mẹ gặp khó khăn khi vệ sinh miệng cho trẻ. Khi mẹ cố gắng cạo bỏ những mảng trắng trên có thể gây chảy máu, để lại vệt tròn sưng đỏ, làm cho trẻ mất vị giác.
  • Da miệng trẻ khô, đỏ và nhìn thấy nứt nẻ ở khóe miệng.
  • Miệng và họng trẻ đau rát, nóng miệng… khiến trẻ chán ăn bỏ bú.

Trong giai đoạn này, mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến khám bệnh để được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc kháng nấm. Nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn sau khoảng 2 tuần.

Giai đoạn nặng của bệnh nấm miệng ở trẻ

Khi bệnh ở thể nhẹ không được điều trị đúng cách, nấm có thể lây lan với tốc độ rất nhanh đến các cơ quan hô hấp, hệ tiêu hóa… Bệnh còn gây ra các biến chứng như bệnh liên quan đến hô hấp, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do nấm, tiêu chảy do nấm… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ cũng như những người thân xung quanh.

Nấm miệng ở trẻ có tự khỏi không?2 Khi nấm miệng nhẹ không được phát hiện và điều trị, nấm có thể lây lan rất nhanh

Trong trường hợp nấm mọc và lây lan nhanh chóng, khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn bỏ bú trong một thời gian dài, thậm chí có thể khiến trẻ thiếu chất dinh dưỡng, còi xương… dẫn đến chậm phát triển hơn so với những bạn cùng lứa. Dưới đây là những dấu hiệu nấm miệng ở trẻ lây lan sang những khu vực lân cận:

  • Giọng trẻ khi khóc hay nói có biểu hiện khàn giọng và khó nói, khó chịu và quấy khóc do nấm lan xuống thanh quản.
  • Trẻ khó nuốt, chán ăn, bỏ bú thậm chí hay có triệu chứng nôn trớ… Những khó chịu này do nấm lan xuống thực quản.
  • Trẻ đi tiêu chảy có thể ra máu do nấm lan xuống hệ tiêu hóa.
  • Trẻ khó thở, khò khè là biểu hiện bệnh viêm phổi do nấm.

Khi bệnh có những biểu hiện nặng trên, thời gian điều trị bệnh thường kéo dài hơn 1 tháng mới có thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, thông tin đến các bậc phụ huynh, nấm candida luôn tồn tại khắp mọi nơi trên cơ thể chúng ta. Do đó, bệnh nấm miệng hoàn toàn có khả năng tái nhiễm, thậm chí tái đi tái lại nhiều lần nếu như không có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ

Tình trạng nấm miệng ở trẻ rất dễ tái phát nếu các bậc cha mẹ không chú ý vệ sinh miệng cho trẻ cẩn thận. Khi điều trị bệnh, phụ huynh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị cũng như thời gian sử dụng thuốc của bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được tự ý tăng liều hoặc tự ý dừng điều trị.

Nấm miệng ở trẻ có tự khỏi không?3 Mẹ nên xây dựng thói quen rửa tay thường xuyên cho con

Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh bị nấm miệng vẫn đang trong thời kì bú mẹ, người mẹ lúc này có thể cần phải được điều trị, sử dụng thuốc bôi cả thuốc lên đầu ti để tránh trường hợp nấm lây nhiễm qua lại. Bên cạnh đó, quần áo của mẹ và bé cần được giặt giũ riêng và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Trước và sau khi cho bé bú, mẹ cần vệ sinh vú thật kĩ. Dưới đây là những lưu ý về cách phòng ngừa bệnh nấm miệng, cũng như phòng bệnh tái phát thông tin đến bạn đọc:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Mỗi ngày nên thực hiện rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý chuyên dùng.
  • Đối với những trẻ đã có răng sữa: Mẹ nên dạy cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, đồng thời hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Mẹ thường xuyên rửa, vệ sinh, khử trùng đồ dùng và đồ chơi của trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn, không những phòng ngừa bệnh nấm miệng mà còn phòng ngừa những căn bệnh khác nữa.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin