Nâng mũi ăn lòng heo được không? Sau nâng mũi nên ăn gì, kiêng ăn gì để mau lành?
Ngày 29/09/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nâng mũi đã trở thành một trong những xu hướng làm đẹp phổ biến, giúp nhiều người tự tin hơn với diện mạo của mình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chế độ ăn uống sau phẫu thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Nhiều người sau khi nâng mũi thường băn khoăn về việc nâng mũi ăn lòng heo được không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bạn nhé!
Khi quyết định nâng mũi, nhiều người thường chỉ chú trọng đến việc lựa chọn bác sĩ và kỹ thuật phẫu thuật, nhưng ít ai để ý đến tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng sau đó. Vì quá trình phục hồi sau nâng mũi cũng sẽ góp phần giúp cho bạn có được chiếc mũi ưng ý hơn. Vậy nâng mũi ăn lòng heo được không? Một số thực phẩm giúp phục hồi sau nâng mũi một cách nhanh chóng.
Nâng mũi ăn lòng heo được không?
Theo các chuyên gia, hiện tại chưa có bằng chứng nào chứng minh rằng việc ăn lòng heo sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau nâng mũi. Tuy nhiên theo ý kiến của một số bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ, thì việc ăn lòng heo sau nâng mũi là không nên vì:
Chứa nhiều chất béo: Trong lòng heo chứa một hàm lượng lớn các chất béo có thể gây tích tụ mỡ trong cơ thể. Điều này không chỉ gây nên những ảnh hưởng cho sức khỏe mà còn gia tăng nguy cơ sưng tấy vết thương sau phẫu thuật nâng mũi, kéo dài thời gian phục hồi vết thương.
Kích thích tình trạng viêm: Một số thành phần trong lòng heo có thể kích thích phản ứng viêm, làm tăng nguy cơ sưng tấy xung quanh vùng mũi sau phẫu thuật. Viêm kéo dài có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và thời gian hồi phục.
Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn: Nếu lòng heo không được chế biến đúng cách, có nguy cơ chứa vi khuẩn gây bệnh. Hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng trong thời gian hồi phục, làm tăng khả năng mắc bệnh nhiễm trùng.
Sau nâng mũi nên kiêng những thực phẩm nào?
Sau khi nâng mũi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục và đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên kiêng:
Thực phẩm có vị mặn: Muối có thể làm cơ thể giữ nước, gây sưng tấy ở vùng mặt, đặc biệt là khu vực mũi sau phẫu thuật. Tình trạng sưng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hình dạng và sự tự nhiên của mũi, kéo dài thời gian hồi phục.
Thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ: Thực phẩm sống có nguy cơ chứa vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể dẫn đến nhiễm trùng, đặc biệt là khi hệ miễn dịch đang yếu trong thời gian hồi phục sau nâng mũi. Nhiễm trùng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sưng tấy của vết thương.
Đồ uống có chứa cồn và caffeine: Những thực uống như bia rượu, cà phê… có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn trong giai đoạn hồi phục.
Thực phẩm dễ gây sẹo: Những thực phẩm như thịt bò, hải sản… có thể tăng nguy cơ hình thành sẹo từ vết thương, kéo dài thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
Vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được hướng dẫn chi tiết và phù hợp nhất.
Nên bổ sung thực phẩm như thế nào sau nâng mũi?
Việc chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể sau nâng mũi là vô cùng cần thiết để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất:
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hỗ trợ quá trình hồi phục, đồng thời thúc đẩy sản xuất collagen, cải thiện sức khỏe của da. Ví dụ như: Cam, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, rau xanh đậm…
Chế độ ăn giàu chất xơ: Chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, điều này rất quan trọng sau phẫu thuật khi bạn có thể ít vận động hơn. Ví dụ như: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và đậu…
Bổ sung thực phẩm chống viêm: Các thực phẩm này có tính chống viêm tự nhiên, giúp giảm sưng và thúc đẩy quá trình hồi phục. Ví dụ như: Nghệ, gừng, tỏi, và các loại hạt (hạt chia, hạt lanh).
Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa: Sau khi nâng mũi, việc bổ sung chất chống oxy hóa là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do.
Cách chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm an toàn sau nâng mũi thì việc chăm sóc sau nâng mũi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi sau phẫu thuật:
Chườm lạnh: Trong 48 giờ đầu, bạn nên chườm lạnh xung quanh vùng mũi để giảm sưng và đau. Tránh chườm trực tiếp lên mũi để không làm ảnh hưởng đến vùng vừa phẫu thuật.
Uống thuốc theo chỉ định: Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, bao gồm thuốc giảm đau và kháng viêm để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tránh tiếp xúc với nước: Trong tuần đầu tiên, hạn chế rửa mặt bằng nước. Thay vào đó, dùng khăn ẩm để lau nhẹ nhàng.
Không va chạm mạnh vào mũi: Cố gắng tránh va chạm hoặc đeo kính trong vòng ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật.
Ngủ ở tư thế đầu cao: Kê gối cao khi ngủ giúp giảm sưng và giữ cho mũi không bị tác động.
Kiêng hoạt động mạnh: Tránh các hoạt động thể thao nặng hoặc cúi xuống trong vòng 4 - 6 tuần để tránh làm mũi bị biến dạng.
Tái khám theo lịch hẹn: Đảm bảo đến bác sĩ theo lịch hẹn để theo dõi tình trạng hồi phục và tháo nẹp hoặc chỉ (nếu có).
Có thể thấy sau khi nâng mũi, việc ăn uống cần được chú ý để hỗ trợ quá trình lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Do đó, để an toàn, bạn nên tránh ăn cháo lòng trong thời gian đầu sau phẫu thuật, đặc biệt là khi cơ thể đang cần tránh các nguy cơ nhiễm khuẩn. Thay vào đó, hãy ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh như cháo gà, cháo cá, hoặc cháo thịt nạc.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm