Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với hương vị tươi giòn và thơm mát đặc trưng, rong nho đang dần trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng nhiều người lại không biết nên ăn bao nhiêu rong nho 1 ngày là tốt nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Rong nho là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây với độ tươi giòn, hương vị ngon miệng cùng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy nên ăn bao nhiêu rong nho 1 ngày là đủ? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây!
Rong nho là một loại tảo biển, có hình dạng giống như chùm nho và có độ tươi giòn đặc trưng. Rong nho được khai thác và sử dụng như một loại rau xanh mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại rau củ thông thường.
Mùi vị của rong nho khá giống với rong tươi và nước muối, trong đó có chứa một số hoạt chất như caulerpicin và caulerpin từ đó giúp kích thích vị giác, mang lại cảm giác ngon miệng và đem lại hiệu quả chữa bệnh.
Ngày nay, do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên rong nho tự nhiên dần trở nên khan hiếm hơn. Ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường, giống rong nho Nhật đã được trồng ở Hòn Khói, Khánh Hòa, Đông Hà và Hải Ninh.
Rong nho tuy tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu bạn lạm dụng thực phẩm này, bạn có thể gặp phải một số vấn đề sau:
Rong nho chứa một lượng chất xơ cao nên khi ăn với lượng vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng rong nho quá nhiều dẫn đến việc cơ thể bị dư thừa chất xơ sẽ gây tác dụng ngược. Lúc này cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng thường gặp như đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, thậm chí bị tiêu chảy.
Một trong những tác hại của rong nho nếu bạn ăn quá nhiều chính là chúng khiến sẽ cơ thể bạn dư thừa khoáng chất. Việc thừa khoáng chất không cần thiết chính là gánh nặng đối với quá trình thanh lọc cơ thể từ đó gây mụn nhọt, mụn cám, mẩn ngứa,...
Ăn rong nho nhiều có thể gây nổi mụn
Rong nho biển là một nguồn giàu i-ốt rất tốt cho sự phát triển của tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu sử dụng một lượng lớn i-ốt vô tình lại trở thành gánh nặng của tuyến giáp, có thể gây ra các bệnh như cường giáp, phì giáp, thậm chí ăn quá nhiều rong nho có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
Ăn rong nho với liều lượng vừa phải có thể hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh. Nhưng nếu quá lạm dụng rong nho trong chế độ ăn uống hàng ngày cơ thể bạn sẽ bị dư thừa natri, i-ốt... Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự vận chuyển của hệ tim mạch đặc biệt phải kể đến bệnh cao huyết áp.
Đối với người trưởng thành không nên ăn quá 10g rong nho 1 ngày. Đây là khuyến nghị dành cho những người ăn rong nho với mục đích làm đẹp, giảm cân, ăn kiêng... Do lượng i-ốt và natri trong rong nho rất cao, nếu ăn quá nhiều dễ gây ra các bệnh về tuyến giáp, tim mạch, cao huyết áp.
Tuy nhiên nếu không thường xuyên ăn rong nho, mỗi lần bạn có thể ăn khoảng 100g rong nho tươi bằng cách ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn ngon hấp dẫn. Cần lưu ý rằng, tuyệt đối không ăn dùng rong nho để thay thế hoàn toàn các loại rau xanh khác.
Ngày nay, các nhà sản xuất rong nho tách nước với các sản phẩm đóng gói 20- 35g/gói. Khi ngâm nước, rong nho có thể nở ra khoảng 80 – 100g rong nho tươi, vừa đủ cho một khẩu phần ăn của một người.
Không chỉ hạn chế về đối tượng sử dụng, rong nho cũng có thể gây ra những vấn đề đối với sức khỏe khi kết hợp với một số loại thực phẩm dưới đây.
Trong Đông y, cả quả hồng và rong nho đều là những thực phẩm có tính hàn do vậy chúng không nên kết hợp cùng nhau. Y học hiện đại đã chứng minh trong quả hồng có chứa chất tanin, nên nếu kết hợp với rong nho có thể dẫn đến kết tủa từ đó hình thành sỏi trong dạ dày.
Việc uống trà xanh khi ăn rong nho là việc làm không nên bởi chất axit tannic trong lá trà sẽ làm cho các protein trong thức ăn trở nên cứng hơn. Bên cạnh đó, uống trà xanh sau khi ăn cũng sẽ gây cản trở việc hấp thụ sắt trong cơ thể.
Ăn rong nho cùng với các loại dưa muối sẽ làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày việc ăn rong nho với dưa muối có thể khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc nên ăn bao nhiêu rong nho 1 ngày là tốt nhất cùng một số thông tin về tác hại của việc ăn quá nhiều rong nho. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng rong nho hiệu quả nhất.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp