Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi?

Ngày 25/03/2022
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên tình trạng ho sổ mũi rất thường gặp. Đó là những biểu hiện của viêm đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới. Vậy khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thì cha mẹ cần phải làm gì?

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thường xuyên sẽ khiến cho trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Bởi vì trẻ còn quá nhỏ nên thường cha mẹ để trẻ tự khỏi. Tuy nhiên, lúc thời tiết chuyển mùa, bệnh sẽ lâu khỏi hơn. Vậy đâu là giải pháp tối ưu khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi? 

Điều gì khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi?

Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi sẽ kéo theo đờm, thở khò khè, mệt mỏi,... Cha mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để tìm ra cách trị ho sổ mũi phù hợp cho trẻ sơ sinh. 

Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi sẽ cảm thấy khó chịu và mệt hơn những trẻ lớn rất nhiều. Đó là vì trẻ còn quá bé nên vẫn chưa tự xì mũi cho thông thoáng. Hơn thế nữa, nếu không giải quyết tình trạng này thì bé rất nhanh sẽ bị viêm họng vì phải thở bằng miệng. Tuy nhiên, mẹ có thể bị nhầm tình trạng này với trường hợp trẻ chưa quen với thời tiết.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi sẽ cảm thấy khó chịu và mệt hơn những trẻ lớn rất nhiều Trẻ sơ sinh bị sổ mũi sẽ cảm thấy khó chịu và mệt hơn những trẻ lớn rất nhiều

Trong thực tế, có rất nhiều nguyên do dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị sổ mũi:

  • Dị ứng: Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với thời tiết, với môi trường bụi bẩn trong nhà. Khi con bị sổ mũi do dị ứng thường sẽ kèm theo một số biểu hiện như hắt hơi, trẻ hay dụi mắt và mắt bị đỏ.
  • Nghẹt mũi: Trẻ sơ sinh rất dễ bị nghẹt mũi bởi vì khoang mũi của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, khoang mũi còn tích tụ nhầy bào thai chưa được hút sạch lấp đầy mô và mạch máu trong khoang mũi. Từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm lạnh: Vì cơ thể trẻ còn yếu nên thời tiết thay đổi có thể khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Nếu mẹ không để ý điều chỉnh nhiệt độ phòng, không mặc đồ và quấn chăn giữ ấm cho trẻ cũng khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
  • Cảm cúm, cảm lạnh: Là mức cao hơn của nhiễm lạnh. Trẻ bị sổ mũi kèm theo những triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng,... Ngoài ra, trẻ cũng hay quấy khóc liên tục và không chịu bú.

Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị ho

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị ho thì cần căn cứ vào trạng thái ho để xác định nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân có thể gây ho như ốm, cúm, viêm phế quản, dị ứng,... 

Trẻ sơ sinh bị ho thì cần căn cứ vào trạng thái ho để xác định nguyên nhân chính xác Trẻ sơ sinh bị ho thì cần căn cứ vào trạng thái ho để xác định nguyên nhân chính xác

Dựa trên tiếng ho của trẻ, có thể tìm ra một số nguyên nhân như sau:

  • Ho và thở khò khè: Tình trạng này là do đường thở phía dưới của trẻ tiết dịch nhầy, nhiễm khuẩn, virus. Cũng không loại trừ trường hợp trong cổ họng của trẻ có dị vật.
  • Ho kéo dài: Nếu trẻ sơ sinh bị ho nhiều vào ban đêm trong thời gian dài thì có thể phòng ngủ có vấn đề hoặc trẻ bị dị ứng thời tiết, bị nhiễm lạnh. Nếu trẻ bị ho đột ngột kèm theo tiếng thở rít thì có thể trẻ đã bị hen suyễn.
  • Ho khan: Đây là tình trạng thường gặp nhất. Đó là do thanh quản của trẻ bị viêm.
  • Ho gà: Là trường hợp trẻ chỉ ho nhẹ lúc đầu. Mặc dù không có kích thích từ bên ngoài bỗng trẻ ho dữ dội kèm theo sốt nhẹ, tím tái, chảy nước mũi, thở rít hay nôn trớ có đờm.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi?

Sử dụng dầu tràm để chăm sóc trẻ

Cha mẹ có thể dùng dầu tràm để massage tay chân, vùng cổ, gáy của trẻ để giữ ấm và cũng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Khi dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại phù hợp.

Giữ ấm cho con

Giữ ấm là việc quan trọng khi phòng ngừa hay điều trị cho trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi. Bởi vì một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi là do cảm lạnh, nhiễm lạnh. Bởi vậy mẹ cần kiên trì giữ ấm cho trẻ, không để trẻ tiếp xúc với đồ lạnh và khăn tất luôn phải đầy đủ.

Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nhiều hơn

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng cũng như nguồn thuốc quý giúp trẻ khỏe mạnh. Đồng thời cũng giúp trẻ chống lại các loại virus, vi khuẩn xâm nhập. Cho dù trẻ bị khó chịu, quấy khóc vì ho sổ mũi thì mẹ cũng đặc biệt chú ý cho trẻ bú đủ bữa, đủ lượng. 

Vệ sinh và làm thông thoáng mũi cho trẻ

Mẹ nên hút mũi của trẻ sơ sinh cùng với nước muối sinh lý Mẹ nên hút mũi của trẻ sơ sinh cùng với nước muối sinh lý

Bởi vì trẻ còn nhỏ nên việc thông mũi cho trẻ sơ sinh thường gặp khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, đây chính là cách giúp trẻ dễ chịu và ngăn ngừa tình trạng bị tắc mũi. Vì vậy, mẹ nên hút mũi của trẻ cùng với nước muối sinh lý. Việc này sẽ giúp làm sạch, làm dịu các mô bị kích thích cũng như loại bỏ các chất nhầy.

Giúp trẻ sơ sinh long đờm

Ho có đờm làm cho trẻ thở khò khè. Lúc này, mẹ có thể áp dụng một cách đơn giản là dùng tay vỗ đều vào lưng ở phần giữa hai vai của trẻ. Nên để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi cúi xuống và duy trì vỗ nhẹ liên tục. Việc này có thể làm cho trẻ ho nhiều hơn, nhưng khả năng trẻ sẽ nôn được đờm ra khỏi cổ họng.

Các cách trên có thể giúp mẹ nhàn hơn khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ thì tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi có chuyên môn để chăm sóc trẻ tốt nhất. Hy vọng bài viết này giúp mẹ không phải băn khoăn, loay hoay khi tìm cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nữa.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin