Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm cúm bao lâu thì khỏi hẳn là thắc mắc của nhiều người vì bệnh này thường kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.
Nhiều người quan niệm rằng cảm cúm là bệnh phổ biến vì vậy nên dễ chữa khỏi và khả năng lành bệnh nhanh. Nhưng trên thực tế, nếu bạn không kịp thời áp dụng các phương pháp, cảm cúm sẽ trở nên dai dẳng và rất khó điều trị. Để tránh bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát bệnh là bao lâu, từ đó có cách phòng tránh và có cách chữa cảm cúm hiệu quả cho từng tình huống.
Bệnh cảm cúm không được chữa trị đúng cám sẽ rất dai dẳng và có những biến chứng nguy hiểm
Bệnh cảm cúm là một hội chứng tổng hợp, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp do virus gây ra. Theo nghiên cứu, có hơn 100 loại virus khác nhau có thể gây ra cảm cúm, virus xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu lây lan cho người khác trước khi bệnh nhân có những dấu hiệu cảm cúm. Nói một cách chính xác, virus gây cảm cúm ẩn nấp trong cơ thể người bệnh từ 18- 48 tiếng, sau đó mới đột nhiên phát bệnh với các triệu chứng thường thấy như: đau họng, hắt hơi, sốt, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi.
Bệnh cảm cúm thường kéo dài trong khoảng từ 5 tới 7 ngày, tùy theo mức độ bệnh của từng người. Tuy nhiên, chế độ ăn uống, chăm sóc cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian kéo dài của bệnh. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Bên cạnh đó, những người làm việc với áp lực lớn và cường độ cao thì bệnh có xu hướng kéo dài hơn, cũng như việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Chính vì thế, khi bệnh nhân có dấu hiệu của cảm cúm thì nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Nhiều người vẫn giữ quan điểm rằng, khi bị cảm cúm nên sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì trên thực tế, cảm cúm là bệnh được gây ra bởi virus, mà theo những khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm được các loại vi khuẩn chứ không có tác dụng chữa trị đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp có những biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Vậy nên, bệnh nhân bị cảm cúm không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng kháng sinh có nguy cơ ngày càng gia tăng.
Trong một năm, một người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm từ 2-4 lần, với những triệu chứng thông thường như đau họng, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể…. Cũng từ đó nên mọi người thường cho rằng đây là bệnh thông thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng trên thực tế, theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng nêu trên kéo dài, cần phải uống thuốc và chữa trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh cảm cúm gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, viêm tai giữa, viêm xoang…
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.