Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngạt mũi là một triệu chứng khá phổ biến liên quan đến đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm mũi,... Có thể bạn chưa biết, ngoài việc dùng thuốc thì lưu ý đến chế độ ăn uống cũng giúp làm giảm đáng kể triệu chứng này. Vậy nghẹt mũi nên ăn gì? Và còn biện pháp nào giúp cải thiện nghẹt mũi không?
Nghẹt mũi là hiện tượng niêm mạc trong mũi bị sưng hoặc dịch nhầy làm tắc nghẽn. Lớp niêm mạc lót trong hốc mũi chính là lớp màng lọc bụi hiệu quả với hệ thống mạch máu. Không khí đi vào mũi mang theo bụi bẩn sẽ được làm sạch trước khi đến phổi. Do đó đây cũng là nơi dễ bị viêm nhiễm nhất nếu có tổn thương.
Trong Đông y, tỏi được coi là nguyên liệu tự nhiên trong việc điều trị các bệnh về nghẹt mũi, đường hô hấp, cảm mạo. Tỏi là một loại thực phẩm có hàm lượng allicin cao, đây được xem như một chất kháng sinh tự nhiên. Tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Trong các món ăn hàng ngày, bạn nên cho thêm vài nhánh tỏi vào để hỗ trợ trị nghẹt mũi.
Gừng được sử dụng phổ biến trong bài thuốc dân gian, chữa các bệnh về đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, đau họng và cả ngạt mũi. Gừng có vị cay tính ấm do đó là vị thuốc long đờm và thông mũi rất hiệu quả. Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn hoặc pha trà vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên ăn gừng chữa nghẹt mũi không thì đây là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Theo nhiều nghiên cứu, hành tây hay hành tím có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn và chống viêm rất mạnh. Bởi trong hành tây có chứa nhiều chất phytoncides tương tự như allicin có trong tỏi.
Bạn có thể sử dụng hành tây làm ngyên liệu trong các món ăn. Cách tốt nhất là bạn lấy 3 - 4 thìa nước ép hành tây, sau đó hòa với mật ong và nước ấm rồi uống mỗi ngày. Phương pháp này không những có tác dụng trị dứt điểm các triệu chứng nghẹt mũi mà cắt giảm các cơn ho, hắt hơi, sổ mũi hay cảm lạnh.
Vitamin C không chỉ tăng sức đề kháng, chống oxy hóa mà còn giúp ngăn ngừa và chữa lành các bệnh về đường hô hấp, trong đó có chứng nghẹt mũi. Trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, cà chua,... rất tốt cho sức khỏe.
Khi bị nghẹt mũi bạn nên uống nhiều nước ấm như trà xanh, trà gừng, trà mật ong hoặc chỉ cần là nước ấm. Đây là cách giúp bạn hết ngạt mũi tốt nhất. Ngoài ra bạn nên bổ sung các thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… để làm lỏng chất nhầy trong mũi ra ngoài.
Vitamin E rất tốt cho sức khỏe, nó không chỉ là chất chống oxy hóa mà còn giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và loại bỏ những chất độc hại. Do đó, để ngăn ngừa và điều trị nghẹt mũi, bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin E có trong các loại hạt, dầu nành, dầu ô liu,...
Nếu bạn không bị bệnh liên quan đến dạ dày, tiêu hoá thì ăn các món ăn cay, nóng hoặc thêm các gia vị như ớt, hạt tiêu, mù tạt,… vào các món ăn để giảm nghẹt mũi. Những loại gia vị này có khả năng loại bỏ vi khuẩn và giúp thông mũi rất tốt. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng có thể đem đến kết quả ngược lại.
Húng quế cũng chứa nhiều chất khử trùng và làm thông mũi họng rất tốt. Nếu bị nghẹt mũi, bạn chỉ cần nhai khoảng 2-4 lá húng quế hoặc uống trà lá húng quế sẽ thấy hiệu quả.
Bên cạnh thực phẩm tốt thì dùng dung dịch vệ sinh rửa mũi hàng ngày rất tốt để giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi. Xịt mũi và rửa mũi bằng nước với dung dịch vệ sinh mũi hoăc nước muối sinh lý giúp rửa sạch mũi, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong khoang mũi. Từ đó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi, viêm xoang, đặc biệt là nghẹt mũi.
Bạn có thể thêm muối vào nước nóng để xông mũi, cách này làm loãng dịch nhầy gây tắc nghẽn mũi. Ngoài ra, thay vì dùng muối, bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp pha với nước ấm vừa giúp thông mũi vừa thư giãn tinh thần.
Nếu bị ngạt mũi, hãy pha vài giọt tinh dầu bạc hà, gừng, sả vào nước ấm và ngâm mình bên trong. Điều này giúp lưu thông mạch máu, tinh thần sảng khoái và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
Trước khi ngủ lấy khăn nhúng nước ấm đắp lên tai khoảng 10-15 phút sẽ giảm nghẹt mũi nhanh hơn do vùng tai chứa nhiều dây thần kinh nhỏ có tác dụng điều hòa máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ nóng, làm giãn mạch máu và giúp thông mũi.
Dùng 2 ngón tay xoa và vuốt nhẹ sống mũi nhiều lần để làm tan chất nhầy trong mũi và giúp thở dễ dàng hơn.
Bài viết trên đây là sẽ giúp bạn biết được nghẹt mũi nên ăn gì và biện pháp cải thiện chứng nghẹt mũi tại nhà. Hy vọng những thông tin hữu ích này là tài liệu bạn cần tham khảo để giúp cơ thể lấy lại sức khỏe tốt nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.